1. Multi-chain là gì?

Công nghệ Multi-chain được dịch nôm na là “đa chuỗi, đa nền tảng”. Đặc biệt, trong thị trường tiền điện tử, nếu một dự án được triển khai trên multi-chain, thì có thể hiểu rằng nó đang được chạy trên ít nhất hai chuỗi. Nghĩa là ngoài chuỗi gốc (ví dụ như Ethereum) thì một dự án có thể triển khai độc lập trên một chuỗi khác nữa, có thể là BNB chain, Solana, Polkadot, Avalanche, v.v. Tuy nhiên, tài sản chỉ có thể được trung chuyển giữa các chuỗi độc lập bằng giải pháp cross-chain - công cụ cho phép anh em chuyển giao tài sản giữa các blockchain hiện có trên thị trường. Mình sẽ đề cập tới khái niệm này ở bài viết sau nhé.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Multi-chain 

Ưu điểm

Khi triển khai cơ chế Multi-chain trên các dự án, không chỉ người dùng mà dự án cũng sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Tăng khả năng tương tác, giúp các blockchain có thể giao tiếp với nhau, kết hợp sức mạnh của các nền tảng để mang lại một giải pháp công nghệ blockchain hoàn chỉnh.
  • Nhờ sự tương tác qua lại giữa các blockchain với nhau, một lượng lớn thanh khoản có thể dễ dàng được tạo ra và di chuyển trong các nền tảng blockchain khác nhau. 
  • Tiếp cận được lượng người dùng ở các hệ sinh thái khác
  • Khắc phục được những khuyết điểm của chuỗi chính, tận dụng được ưu điểm của nhiều chuỗi khác nhau (tốc độ nhanh, phí giao dịch rẻ).
  • Một dự án trên nhiều chain sẽ giúp giải quyết chi phí cơ hội khi thay vì chỉ sử dụng một chuỗi.
  • Phổ biến hóa token của mình trên hệ sinh thái khác nhau (đặc biệt là dự án stablecoin) 
  • Người dùng ở hệ sinh thái nhỏ hơn có thể tiếp cận những lĩnh vực mà hệ sinh thái mình chưa triển khai.
  • Tăng ứng dụng thực tiễn khi các blockchain có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng, việc trao đổi giữa các token sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết.

Nhược điểm

Không một loại công nghệ nào là hoàn hảo và multi-chain cũng không nằm ngoại lệ.

  • Multi-chain không hỗ trợ smart contract. Tuy nhiên điều này cũng khá dễ hiểu bởi các hợp đồng thông minh cũng không thực sự phù hợp với phần lớn các permissioned blockchain (blockchain được cấp phép hay blockchain đóng).
  • Các giải pháp về Cross-chain & Multi-chain chưa được hoàn thiện và việc tương tác giữa các blockchain mới chỉ dừng lại ở việc hoán đổi token. 
  • Khái niệm thì tương đối đơn giản, nhưng thực tế các thức vận hành không hề giản đơn. Bản thân các blockchain riêng lẻ cũng đang trong quá trình phát triển và khắc phục những vấn đề còn tồn đọng.

3. Tầm quan trọng của công nghệ Multi-chain 

  • Multi-chain giúp cho các mạng lưới có đủ điều kiện, khả năng có thể kết nối với nhau nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng tổng thể.
  • Cùng với giải pháp Cross-chain, Multi-chain cho phép các mạng lưới blockchain hoạt động độc lập giao tiếp với nhau mà không cần có sự trợ giúp của các ứng dụng trung gian, tương tự như cách thức hoạt động của mạng Internet hiện nay.
  • Hiện nay, công nghệ Blockchain vẫn đang trong quá trình phát triển và ứng dụng vào đời sống thực còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng các giải pháp của Multi-chain sẽ giúp người dùng không nhận ra họ đang hoạt động trên nhiều mạng lưới khác nhau. Điều này sẽ tạo sự kết nối và phát triển công nghệ Blockchain trong tương lai.

4. Một số dự án Multi-chain nổi bật 

Sau đây là một số dự án Multi-chain nổi bật cho anh em tham khảo:

Multichain

Trước đây, Multichain được gọi là AnySwap. Nền tảng này được biết đến như một sàn giao dịch Cross-chain tập trung đầu tiên. Với Multichain, người dùng có thể swap token giữa các Blockchain với nhau. Có thể nói Multichain chính là “cầu nối” chuyển giao giữa các đồng coin khác nhau. Nhờ đó, người dùng có thể khai thác tối ưu nguồn thanh khoản. Hiện tại, Multichain đang kết nối với nhiều Blockchain nổi tiếng, như: Ethereum, Moonriver, BSC,…

Tether

USDT của Tether là một trong những stablecoin được sử dụng phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Tether đã triển khai Multichain từ rất sớm và nhận được đón nhận nồng nhiệt của người dùng. Hiện tại, nền tảng này đã góp mặt trên hơn 20 hệ sinh thái, như: Solana, BSC, Ethereum, HECO, Polygon,…

SushiSwap

SushiSwap – ChartObserver

Được biết đến như một sàn giao dịch phi tập trung, Solana vận hành trên mạng lưới Ethereum Blockchain. Về bản chất, SushiSwap là bản fork của UniSwap – một trong những sàn DEX vận hành trên Ethereum phổ biến nhất trên thị trường.

Việc triển khai Multichain đã khiến SushiSwap trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Tính đến hiện tại, nền tảng này đã hỗ trợ hơn 14 mạng lưới. Tổng khối lượng giao dịch của SushiSwap lên đến 166.064.485 USD.

5. Xu hướng của Multi-chain trong thời gian tới

Công nghệ Blockchain nói chung và DeFi nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ thì Cross-chain & Multi-chain cũng được xem là xu hướng tất yếu thu hút lượng lớn người dùng mở ra một chân trời hoàn toàn mới cho DeFi, đây sẽ là một đột phá lớn trong không gian DeFi và nếu thành công sẽ đưa việc kết hợp giữa các dự án lên một tầm cao mới, từ đó giúp tối đa lợi ích mang lại cho người dùng. Tuy vậy Cross-chain & Multi-chain mới chỉ ở những bước phát triển ban đầu. Do đó, vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại đối với mô hình công nghệ này.

Có thể nói multichain chưa bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh để có thể đáp ứng được nhu cầu phi tập trung của toàn ngành. Tuy nhiên, chính những chính những vấn đề này là cơ hội cho những ai nhìn thấy tiềm năng phát triển và tìm ra giải pháp giải quyết được vấn đề đó để nhận về những phần thưởng xứng đáng.

6. Tiềm năng đầu tư vào Multi-chain 

Để có được cơ hội đầu tư tốt, anh em hãy chú ý đến các dự án lớn thuộc lĩnh vực quan trọng như AMM DEX hay lending nhưng chưa triển khai Multi-chain, vì họ sẽ là những dự án có xu hướng và tiềm lực triển khai Multi-chain đầu tiên. 

Vậy làm thế nào để biết được một dự án sẽ triển khai multi-chain trong tương lai? Câu trả lời nằm ở hai quá trình sau:

  • Theo dõi sát sao hoạt động của các trang mạng xã hội thuộc những dự án tiềm năng, bởi trước khi triển khai chuỗi mới, chắc chắn họ sẽ phát triển công cụ cross-chain để giúp người dùng di chuyển tài sản hoặc đội ngũ sản xuất sẽ cho anh em đặt câu hỏi trước khi chính thức thông báo triển khai tích hợp.
  • Lập danh sách các dự án DeFi trên các hệ sinh thái nổi bật, từ đó anh em có thể chỉ ra dự án nào đang thiếu sự đầu tư, ví dụ như không có lending hay AMM DEX. Ngược lại, những dự án “chín muồi” thường sẽ có xu hướng tất yếu là triển khai và thu hút người dùng tới các chuỗi khác.

7. Kết luận

Tuy không ngừng được làm mới và đón đầu xu hướng trong thập kỷ qua, ta vẫn không thể phủ nhận rằng blockchain vẫn còn quá non trẻ và cho đến tận giờ phút này, theo góc nhìn của mình, thị trường tiền điện tử vẫn biến động quá mạnh. Công nghệ Multi-chain vẫn còn quá mới và mang trong mình nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh đó, khi quá nhiều chuỗi được triển khai, người dùng đôi khi sẽ bị loạn và không định hình được bản thân đang dùng blockchain nào. Quan trọng nhất, Ethereum cũng đang trong quá trình triển khai ETH 2.0 và nếu nó đạt được như kỳ vọng, thì Multi-chain sẽ chẳng còn lý do nào mà tồn tại nữa.

Qua bài biết trên, coinx3 đã giới thiệu với các anh em về giải pháp Multi-chain và những tiềm năng của nó. Nếu có ý định đầu tư, anh em nên tìm hiểu thật kỹ để đưa ra nhận định đúng đắn nhất nhé. Chúc anh em thành công. 

Hãy cùng theo dõi chúng mình qua Fanpage coinx3 để cập nhật thông tin mới về dự án trong tương lại nhé!

Coinx3 biên tập