Các anh em khi mới bước chân vào thế giới blockchain chắc hẳn cũng đã “chạm mặt” một loạt các thuật ngữ chuyên ngành như dữ liệu on-chain, giao dịch on-chain, phân tích on-chain, chỉ số on-chain, v.v và gặp nhiều khó khăn để tra cứu về chúng đúng không?

Bài viết sau đây Coinx3 sẽ giúp anh em có cái nhìn chi tiết hơn để có thể áp dụng chúng vào thực tế khi phân tích nhé.

Dữ liệu on-chain là gì?

This  Indicator Might Show Bitcoin Rally Has Legs - CoinDesk

Nguồn: TipRanks

Dữ liệu On-chain là tổng lượng dữ liệu thể hiện toàn bộ thông tin giao dịch đã hoàn thành trên một blockchain cụ thể. Dữ liệu này được lưu lại trên mạng lưới và công khai với tất cả mọi người (đối với blockchain công khai). Điều tuyệt vời nhất là những dữ liệu này hoàn toàn không thể chỉnh sửa vậy nên tính chính xác là 100%. 

Dữ liệu on-chain sẽ được phân loại thành ba loại:

1. Dữ liệu giao dịch (địa chỉ gửi và nhận, số tiền đã chuyển, số tiền còn lại trong ví, v.v)

2. Dữ liệu block (phí đào, phí gas, phần thưởng, timestamp)

3. Tương tác với hợp đồng thông minh (Add liquidity, tham gia quản trị…)

Tại sao cần phải phân tích dữ liệu On-chain?

Phân tích dữ liệu On-chain là một chiến lược nghiên cứu sử dụng "Big Data" được ghi lại trên mỗi blockchain công khai. Qua đó dự phóng xu hướng giá cả, nắm bắt tâm lý thị trường thông qua việc “mổ xẻ” các chỉ số dữ liệu như: khối lượng giao dịch, thông tin chi tiết của block, tương quan giá cả, dòng tiền ra/vào, v.v. để hỗ trợ cho các chiến lược giao dịch của nhà đầu tư.

Trong bất kể một loại hình tài chính nào những nhà tạo lập thị trường (Market Maker) đều có thể thao túng:

Chart có thể được “VẼ".

News có thể được “MUA".

Nhưng dữ liệu On-chain không thể Làm giả.

Market maker có thể thao túng chart, các tin tức có thể được mua. Nhưng với dữ liệu on-chain thì công khai, minh bạch không thể thay đổi làm giả. Dữ liệu on-chain sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác nhất.

Anh em nào có khả năng phân tích dữ liệu on-chain thì sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Theo dõi hành vi trên thị trường theo thời gian thực

Dữ liệu on-chain sẽ giúp anh em nắm bắt được từng đường đi nước bước và nguồn lực tài chính của mọi đối tượng trên thị trường, từ tôm, tép tới cá mập, cá voi đều có thể nằm trong tầm ngắm của anh em. Từ đó giúp anh em có cái nhìn tỉnh táo hơn, tránh bị thao túng hay hoảng loạn khi thị trường biến động mạnh.

Ví dụ: anh em có thể xem hiện có bao nhiêu ví đang hold, nếu ở số lượng lớn, thì anh em có thể giả định rằng nguồn cung đang hạn chế và giá sẽ tăng mạnh nếu nhu cầu mua vào ngày càng lớn.

Có được Thông tin chính xác

Dữ liệu on-chain không thể thay đổi hay can thiệp nên chúng sẽ cung cấp cho anh em những thông tin chính xác và khách quan nhất đang diễn ra trên thị trường. Bản chất của blockchain là phi tập trung và minh bạch trong từng giao dịch, vậy nên anh em có thể yên tâm sử dụng.

Giúp dự phóng về giá và đưa ra các quyết định đầu tư

Có hai chỉ số quan trọng anh em cần để ý tới là số lượng ví đang hoạt động và khối lượng giao dịch bởi đây là hai yếu tố đóng vai trò then chốt. Khi hai chỉ số này tăng mạnh, thì giá cũng theo đà mà tăng. Ngược lại, nếu hai chỉ số này phân kỳ (không dịch chuyển chung hướng), giá giảm nhưng các ví lớn không có động thái bán mà liên tục mua vào, sẽ là tín hiệu cho thấy thị trường đang bị “tăng nhiệt” và gần như phụ thuộc vào việc đầu cơ ngắn hạn, đồng nghĩa với việc anh em nên xem xét để mua vào, chứ không nên bán ra.

Tóm lại, phân tích dữ liệu on-chain sẽ sử dụng dữ liệu blockchain có sẵn và dữ liệu ví để nắm rõ được bản chất của một loại tiền điện tử, thay vì xuôi theo sự bơm thổi của thị trường lúc bấy giờ.

Những dữ liệu on-chain quan trọng cần để ý

Transaction volume hoặc Total Value Locked (TVL)

Thông qua khối lượng transaction hoặc khối lượng TVL trong mạng lưới cho phép dự đoán tốt hơn các chuyển động đồng coin đó trong tương lai.

Thông tin ví team Dev, Investors và Miners

Thông thường với các dự án hiện nay, ví của team Dev dự án sẽ được công khai. Theo dõi các ví này sẽ giúp chúng ta biết được đội ngũ phát triển, nhà đầu tư có gom, xả token không? Qua đó đánh giá được có nên đầu tư hay không? Nếu có nên đầu tư dài hay ngắn hạn.

Với các dự án nền tảng như BTC, ETH… Để duy trì mạng lưới cần những thợ đào. Tâm lý của những thợ đào này cũng rất quan trọng. Các hành vi mua bán của họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

on-chain-miners

Thời gian hold

Phân tích thời gian HOLD một đồng coin nào đó cho canh em biết các nhà đầu tư đang hodl tài sản dài hạn hay bán nó một cách nhanh chóng. Nó xác định tâm trạng của thị trường và quan điểm của hodler.

Nếu số lượng nhà đầu tư HOLD tiền điện tử tăng lên, thì điều đó có thể có nghĩa là nguồn cung lưu hành của tiền điện tử thấp hơn. Phân tích này cho chúng ta biết rằng giá của loại tiền điện tử đó sẽ tăng lên nếu nhu cầu không đổi. Hơn nữa, nó cũng thể hiện sự tin tưởng vào dự án đó trong tương lai.

Mức độ phân bổ

Dữ liệu này giúp anh em biết được lượng phân bổ token đa số nằm ở đâu? cá voi và các nhà đầu tư lớn hay cộng đồng trong mạng lưới. Ví dụ: giả sử có một tài sản trong đó một số địa chỉ nắm giữ một tỷ lệ đáng kể của token. Điều này có nghĩa là các cá voi và các nhà đầu tư quy mô lớn có thể dễ dàng thao túng thị trường. Bằng lượng lớn token đó họ có thể bán hay đẩy phá giá token. Do đó, việc phân tích mức độ tập trung của các token holder lớn cũng rất quan trọng.

Theo dõi Ví cá voi

Như anh em đã biết, người giỏi chưa chắc đã giàu nhưng người giàu chắc chắn giỏi. Với dữ liệu on-chain chúng ta có thể theo dõi những ví nắm giữ số tài sản lớn. Tham khảo các thông tin như: nắm giữ đồng coin nào? mua bán giá nào? Họ mới bán tháo đi hay đang gom thêm hàng.

Shark-check

Hình ảnh minh hoạ về một cá mập nắm giữ tài sản Crypto trị giá 126 triệu đô. Nguồn Sharkscan.io.

Lượng token đẩy lên các sàn

btc-open-interest

Với dữ liệu on-chain này, khi một token liên tục được đẩy lên các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase… thì rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh hoặc tệ hơn là một đợt bán tháo. Từ đó anh em đưa ra quyết định giao dịch cho bản thân.

Xem dữ liệu on-chain ở đâu?

Về lý thuyết, cách tiếp cận tốt nhất chính là “tự thân vận động”, đồng nghĩa với việc anh em phải tự chạy node riêng. Bằng cách này, anh em có thể tự mình lưu trữ và duy trì một bản sao của sổ cái, cũng như đảm bảo rằng các giao dịch đã được thực hiện với tốc độ truy vấn dữ liệu khủng. Tuy nhiên, không phải ai cũng giỏi coding hay có kiến thức chuyên ngành để tự mình thực hiện việc này. Bên cạnh đó, để chạy full-node, lưu trữ dữ liệu hay bản copy của toàn bộ blockchain là điều khá xa tầm với. Nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, năng lượng, tiền bạc, đồng thời việc nắm bắt cấu trúc dữ liệu blockchain là một công việc cực kỳ khó nhằn mà ít ai có đủ kiên nhẫn để làm được.

Để đáp ứng nhu cầu, hàng loạt trang web phân tích đã lần lượt ra đời để giúp các trader và nhà đầu tư tiền điện tử dễ dàng tiếp cận thông tin hơn. 

Sau đây sẽ là một số nguồn dữ liệu on-chain cho anh em tham khảo.

CoinMetrics

CoinMetrics tiên phong trong việc sử dụng và áp dụng các số liệu on-chain. Nó cung cấp kiến thức chuyên sâu cho 37 loại tiền điện tử, bao gồm các chỉ số và mối tương quan on-chain. Hiện CoinMetrics đang cung cấp 4 loại dịch vụ là:

1. Dữ liệu mạng (công cụ trực quan hóa, luồng trao đổi trực tuyến, nền tảng giao dịch)

2. Dữ liệu thị trường bao gồm 20 sàn giao dịch hàng đầu thế giới

3. Chỉ số (Index)

4. Dữ liệu từ bên thứ ba (tâm lý thị trường)

Look Into Bitcoin

Đây là nguồn dữ liệu on-chain miễn phí chuyên trực quan hóa các mô hình chu kỳ thị trường của Bitcoin và các chỉ số on-chain.

Glassnode

Anh em có thể xem các chỉ số cơ bản miễn phí trên Glassnode. Tuy nhiên, một số chỉ số sẽ có độ trễ nếu anh em dùng bản free. Muốn xem các chỉ báo nâng cao và dữ liệu tần suất (khung thời gian tính theo giờ) thì anh em sẽ phải chịu phí. Đặc biệt, Glassnode cũng thường xuyên xuất bản các báo cáo chuyên sâu hay thông tin chi tiết về chuỗi. Anh em có thể tìm hiểu về các khái niệm và chỉ số phân tích on-chain khác nhau trong mục Academy của Glassnode nhé.

IntoTheBlock

IntoTheBlock cung cấp một loạt các công cụ phân tích, bao gồm phân tích on-chain đối với nhiều loại tiền điện tử khác nhau, cũng như dữ liệu sổ lệnh và phân tích tâm lý thị trường.

Santiment/Sanbase

Santiment sẽ cung cấp một bộ số liệu ấn tượng đi kèm giải thích và hình dung trực quan chi tiết cho anh em.

CQ.Live

CQ.Live là một công cụ hữu ích để phân tích luồng tới các sàn giao dịch, luồng người khai thác, v.v. Ngoài ra, trang web cũng cung cấp dữ liệu về các chỉ số on-chaini khác cho Bitcoin, Ethereum và stablecoin.

Crypto Quant

CEO de Cryptoquant: Las estadísticas indican que Bitcoin no se desplomará -  Crypto Economy

Công cụ rất hay được sử dụng khi phân tích dữ liệu On-chain BTC hay ETH. Website cung cấp các dữ liệu từ cơ bản như BTC ra vào sàn giao dịch đến các chỉ số On-chain chuyên sâu.

Một số hạn chế của việc phân tích dữ liệu on-chain 

Không phải tất cả các blockchain đều được tạo ra như nhau, chẳng hạn, Bitcoin tập trung vào mục tiêu trở thành vàng kỹ thuật số trong khi Ethereum lại được sử dụng cho nhiều mục đích hơn. Tuy nhiên, nói chung, nếu các chỉ số on-chain ngày càng tăng thì đây cũng là một dấu hiệu tích cực.

Một số hạn chế:

1. Một số chỉ số có thể đã bị cũ hoặc cách diễn giải của chúng có thể thay đổi do xung đột dữ liệu.

2. Các giải pháp mở rộng quy mô layer 2 (chẳng hạn như Lightning Network và sidechain cho Bitcoin, Plasma và ZKRollups cho Ethereum) có tiềm năng định hình lại khối lượng giao dịch mà chúng ta thường xem xét dựa trên các dữ liệu on-chain, từ đó làm lệch các chỉ số dựa vào thông lượng trên chuỗi.

3. Phân tích dữ liệu on-chain có thể không có nhiều giá trị đối với các trader chỉ muốn “lướt sóng”, vì những chỉ số này thường tạo ra các tín hiệu tương ứng với chu kỳ thị trường dài hạn. Tuy nhiên, các trader này cũng có thể hưởng lợi nếu chạy full-node của riêng mình hoặc biết cách kết hợp các thông tin on-chain với dữ liệu sổ lệnh, cũng như các phân tích kỹ thuật nâng cao.

Kết luận

Phân tích dữ liệu on-chain là một lĩnh vực mới nổi nhằm mục đích trích xuất và xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu có sẵn. Không thể phủ nhận dữ liệu on-chain là một công cụ rất mạnh và là trợ thủ đắc lực cho anh em trong việc đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu này, anh em cần phải có lượng kiến thức vững vàng cũng như kinh nghiệm phân tích ở một trình độ nhất định.

Hy vọng, những thông tin nêu trên sẽ giúp đỡ anh em được phần nào trong quá trình đầu tư trong thời điểm thị trường biến động mạnh như hiện tại.

 Coinx3 Tổng hợp