KYC là gì? AML là gì? Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu để KYC thành công
KYC và AML là gì? Chúng thực sự có ý nghĩa thế nào đối với các nhà đầu tư tài chính, các đơn vị phát hành tiền điện tử nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung?
Hiện nay, tiền điện tử là một trong những lĩnh vực tài chính thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng đó đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về các quy định, đặc biệt là trong việc chống tội phạm tài chính. kyc và AML là những thuật ngữ rất phổ biến khi tham gia giao dịch tiền điện tử ngày nay.
KYC là gì?
KYC là viết tắtc của Know Your Customer – Xác minh danh tính khách hàng: Đây giai đoạn đầu tiên để xác minh khách hàng trong các quy trình AML. Khi một người dùng mới muốn đăng kí tài khoản trên sàn giao dịch. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh nhân dân, Passport, địa chỉ,… Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi tổ chức khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.
KYC là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong các nền tảng giao dịch trực tuyến, đặc biệt là giao dịch tiền điện tử. Bên cạnh đó, KYC cũng tạo ra một cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng trong các cuộc điều tra của họ trong trường hợp của một số hoạt động tội phạm trong tương lai.
KYC bao gồm 3 quy trình chính:
- Thu thập thông tin cá nhân (PII – Personally identifiable information) thông qua giấy tờ tùy thân được chính phủ cấp cho công dân.
- Xác minh khách hàng bằng cách đánh dấu các cá nhân tiếp xúc với chính trị (PEP- Politically Exposed Person) và những cá nhân có tiền án, tiền sự.
- Giám sát liên tục: Giám sát liên tục là việc xem xét liên tục các giao dịch để tìm hoạt động tội phạm. Khi các hoạt động đáng ngờ được phát hiện,
AML là gì?
AML là viết tắt của Anti Money Laundering - Chống rửa tiền: Là một tập hợp các quy đinh quy định pháp lý, các cam kết để ngăn chặn việc tạo ra thu nhập từ những hành vi bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, hacker...Sử dụng tiền điện tử để giao dịch bất hợp pháp là một phương thức được các nhóm tội phạm sử dụng rất phổ biến.
AML trong tiền điện tử hoạt động như thế nào?
Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc Tế (FATF) đặt ra các quy định pháp lý cho luật AML trên toàn cầu. FATF bắt đầu đưa ra hướng dẫn về AML trong tiền điện tử vào năm 2014 và các nhà hoạch định chính sách là thành viên của FATF đã nhanh chóng áp dụng luật này. Ngày nay, FinCEN, Ủy ban Châu Âu và hàng chục cơ quan quản lý khác đã hệ thống hóa hầu hết các khuyến nghị AML về tiền điện tử của FATF thành luật.
Sau đó, luật này được chuyển cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), đây là các đối tượng FATF xác định bao gồm các sàn giao dịch tiền điện tử, tổ chức phát hành stablecoin, một số giao thức DeFi và thị trường NFT. Các doanh nghiệp này thực hiện các nghiệp vụ để ngăn chặn rửa tiền bằng cách sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng, kiểm tra khách hàng và liên tục theo dõi các giao dịch để tìm hoạt động đáng ngờ.
Khi quan sát thấy hoạt động đáng ngờ, VASP báo cáo thông tin này cho các cơ quan quản lý và các cơ quan có liên quan, sau đó sử dụng các công cụ phân tích blockchain để điều tra dòng tiền và liên kết hoạt động bất hợp pháp với các số nhận dạng trong thế giới thực.
Vai trò của KYC và AML
Cũng như trên thị trường tài chính truyền thống, KYC và AML trong thế giới tiền điện tử cũng có vai trò quan trọng.
Trong một ví dụ, 2 tên khủng bố muốn thực hiện giao dịch, buôn bán vũ khí. Với tài khoản ngân hàng truyền thống đã bị phong tỏa, chúng muốn chuyển từ USD sang Bitcoin, lợi dụng tính ẩn danh của blockchain này để thực hiện giao dịch trót lọt. Tuy nhiên thực tế thì không đơn giản như vậy.
Để đổi USD thành BTC, những tên này cần thực hiện KYC xác thực danh tính và chắc chắn các tài khoản của đó sẽ bị nhắm đến ngay từ đầu vì nằm trong Blacklist. Và các giao dịch sẽ không thể thực hiện được nữa. Lúc này KYC, AML thực hiện đúng vai trò của mình trong việc ngăn chặn việc trao đổi “tiền bẩn”.
Các quy định AML có hai vai trò rất quan trọng: thứ nhất, chúng làm cho các kế hoạch rửa tiền trở nên rủi ro hơn và ít sinh lợi hơn. Thứ hai, chúng tạo ra những con đường mới để các nhà điều tra có thể bắt và truy tố tội phạm.
Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu để KYC thành công
Vậy muốn KYC thành công đối với một nhà giao dịch, đây là danh sách các tài liệu cần thiết để thực hiện KYC:
- Cung cấp Họ tên, ngày tháng năm sinh
- Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Hộ chiếu (Passport).
- Giấy phép lái xe (nhiều dự án cho phép sử dụng GPLX thay cho Passport hoặc CMND).
- Giấy tờ chứng thực nơi cư trú, có giá trị trong vòng 3 tháng. Các giấy tờ này có thể là hoá đơn điện nước, hoá đơn truyền hình,… hóa đơn bất kỳ có địa chỉ mà nhà đầu tư đang cư trú.
- Khai báo thu nhập, yêu cầu nhà đầu tư xuất trình các giấy tờ chứng thực thu nhập có được. Điều này để đảm bảo rằng nhà đầu tư không dùng “tiền bẩn" cho ICO hay sàn giao dịch đó. (Tuỳ từng dự án ICO/sàn giao dịch có yêu cầu hay không).
Bên cạnh các giấy tờ trên, các dự án ICO hay sàn giao dịch thường yêu cầu nhà đầu tư cung cấp ảnh chụp hoặc scan và gửi cho họ. Một số dự án còn yêu cầu người dùng “chụp ảnh selfie" cầm CMND hoặc Passport thậm chí còn phải chi cả id tài khoản trên ảnh chụp.
Sau khi đã gửi đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu, thông tin sẽ được check lại bằng cách đối chiếu với những gì nhà đầu tư đã đăng ký trước đó. Quá trình KYC này thường kéo dài 1 - 2 ngày làm việc. Tuỳ vào dự án hay sàn giao dịch khác nhau mà cơ quan quản lý cũng sẽ yêu cầu các giấy tờ và thời gian xác thực khác nhau.
Tổng kết
Với KYC và AML, nhà đầu tư sẽ mất thêm một thêm một chút thời gian để thực hiện những bước xác thực danh tính. Nhưng đổi lại, họ sẽ được giao dịch và mua bán trong môi trường an toàn hơn. Ở chiều ngược lại, các dự án ICO cũng sẽ nhắm đúng vào những mục tiêu chính xác hơn.
Nhật Minh / coinx3
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK