Liên minh Châu Âu (EU) gần đây đã bỏ phiếu cho một đề xuất liên quan đến tiền điện tử - dự luật  “Thị trường trong tài sản tiền điện tử” (MiCA), được cho là có thể quyết định số phận của lĩnh vực này tại châu Âu.

Dự luật MiCA dài 168 trang, được tạo ra để điều chỉnh các hoạt động khai thác và trao đổi tiền điện tử cùng công nghệ blockchain. EU đã đề xuất một cuộc bỏ phiếu để cấm các tài sản sử dụng cơ chế Proof-of-Work (PoW) như Bitcoin vào ngày 14/3. Một trong những lý do chính cho cuộc bỏ phiếu này là những tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác tiền điện tử.

Đề xuất này đã bị bác bỏ với 24 phiếu thuận và 32 phiếu chống.

Dự luật cấm khai thác PoW đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng tiền điện tử. Ngoài ra, đề xuất có thể đã ngăn chặn nhiều cơ hội đến với BTC, ETH và các tài sản kỹ thuật số có liên quan khác. George Harrap, Người đồng sáng lập Step Finance, đã liên hệ dự luật này với công thức “E=mc2 của Albert Einstein.

“Những người này đã cố gắng cấm một phương trình toán học, và thật tốt là nó đã bị loại bỏ. Lệnh cấm tiếp theo là E = mc2 à? Cuộc bỏ phiếu lẽ ra nên loại bỏ dự luật này một cách mạnh mẽ hơn nữa.”

Theo Alan Chiu, Giám đốc điều hành của Boba Network, điều này sẽ cho phép nhiều người tiếp cận hơn với công nghệ đang phát triển.

“Chúng tôi rất vui khi thấy rằng EU đang tiếp tục đổi mới trong việc tiếp cận với blockchain. Nghị viện châu Âu hiện đã tự định hình vai trò dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ này, thúc đẩy quyền tiếp cận và cơ hội cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Chúng tôi mong muốn được làm việc với các cơ quan quản lý để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả và trao quyền cho các nhà xây dựng để tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới.”

Europe's latest draft crypto regulation MiCA limits use of stablecoins like  DAI - Ledger Insights - enterprise blockchain

Cấm PoW: Nhiều cơ hội hơn

Theo một báo cáo vào tháng 9/2021, Châu Âu có thị trường tiền điện tử lớn nhất, xét về khối lượng giao dịch. Năm ngoái, khối lượng giao dịch tiền điện tử lớn thứ 6 của lục địa này đã vượt mốc 1 nghìn tỷ USD.

Mục đích chính của MiCA là phát triển khuôn khổ pháp lý xung quanh các tài sản kỹ thuật số và các nhà cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, dự luật sẽ giúp châu Âu duy trì tính cạnh tranh trong ngành. Will Harbourne, Người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của DeversiFi tin rằng tài chính phi tập trung (DeFi) có cơ hội tuyệt vời đối với “hàng tỷ người” về lâu dài.

“DeFi sẽ cho phép những người không thuộc hệ thống ngân hàng và các dịch vụ khác tiếp cận tài chính. Những người không có cách nào để tiết kiệm hoặc kiếm lãi. Khung pháp lý này nhằm mục đích nâng cao niềm tin của người dùng và hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ kỹ thuật số, các phương tiện thanh toán thay thế. Nó có thể mở đường cho hàng triệu người bắt đầu tiếp cận các cơ hội của DeFi và cùng nhau kiếm tiền, cải thiện cuộc sống của họ.”

Theo công cụ theo dõi tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), 87 quốc gia đang kiểm tra năng lực của các loại tiền kỹ thuật số. Có 9 quốc gia đã ra mắt đầy đủ CBDC với e-Naira mới nhất là từ Nigeria. El Salvador đã sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp kể từ tháng 9/2021.

Tuy nhiên, EU vẫn chưa quy định việc sử dụng hoàn toàn các tài sản tiền điện tử. Một khi MiCA được chấp nhận, tất cả các thành viên sẽ thực hiện nó mà không yêu cầu luật quốc gia.

Proof-of-Work Ban Cryptocurrency Europe

Nhưng ngược lại

Hỗ trợ cho PoW rõ ràng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho EU, tuy nhiên, nó sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, cơ chế Proof-of-Stake (PoS) không thưởng cho những người khai thác mà thay vào đó, mạng lưới những người xác nhận được thưởng dựa trên số lượng tiền điện tử mà họ staking hoặc đóng góp.

“PoS để lại lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều. Chúng tôi tin rằng công nghệ Layer 2, kết hợp với cơ chế Proof-of-Stake, có thể làm cho các giao dịch blockchain bền vững hơn nhiều và giảm tác động đến môi trường của DeFi. Cơ chế Proof-of-Work mà Bitcoin và Ethereum sử dụng hiện liên quan đến việc các thợ đào cạnh tranh để khai thác. Điều này dẫn đến yêu cầu về khả năng tính toán ngày càng tăng”.

Theo một nghiên cứu của Trường Frankfurt từ tháng 9/2020 đến cuối tháng 8/2021, mạng Bitcoin yêu cầu 90,86 TWh điện. Năng lượng tiêu thụ chiếm khoảng 0,05% tổng lượng điện trên toàn thế giới. Hơn nữa, BTC chịu trách nhiệm cho 0,08% lượng khí thải carbon toàn cầu. Harbourne nói thêm rằng

“Các giải pháp layer 2 dựa vào PoS, có quy trình ít phức tạp hơn. Chúng tăng tốc thời gian giao dịch và giảm chi phí giao dịch. Tính bền vững về môi trường là yếu tố chính được cân nhắc đối với nhiều nền tảng DeFi bao gồm DeversiFi. Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc đảm bảo các sản phẩm của mình cung cấp cho người dùng một tương lai tài chính bền vững mà còn để lại tác động tích cực dài hạn đến môi trường.”

Theo Beincrypto

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK