Tuyên bố được ông Berners-Lee đưa ra trong hội nghị gần đây của The Next Web,  cùng với đó là tầm nhìn của ông về Internet thế hệ mới với kiến ​​trúc phi tập trung, cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ.

Người phát minh ra WorldWideWeb (WWW) có tiết lộ bất ngờ rằng Internet phi tập trung mà ông muốn xây dựng qua dự án Solid của mình sẽ không cần đến công nghệ blockchain.

Tim Berners-Lee phát biểu tại sự kiện ra mắt World Wide Web Foundation. Ảnh: Knight Foundation.

Tham vọng về dự án Solid

Berners-Lee đã nghiên cứu Solid trong vài năm. Trong khi Web3 dựa trên blockchain, Solid được xây dựng với các công cụ web tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật mở. Thông tin cá nhân được lưu trữ trong các kho dữ liệu phi tập trung có tên là pod. Chúng có thể được lưu trữ ở bất cứ đâu mà người dùng muốn.

Ngoài ra, người dùng có thể tùy chọn ứng dụng nào có quyền truy cập dữ liệu của họ. Ý tưởng của dự án hướng đến việc cung cấp khả năng tương tác, mở rộng, tốc độ và quyền riêng tư.

Theo Berners-Lee, Solid có hai mục đích. Một là ngăn các công ty sử dụng dữ liệu của người dùng cho các mục đích không mong muốn, thao túng cử tri và tạo quảng cáo clickbait. Thứ hai là mang đến cơ hội để người dùng hưởng lợi từ cơ sở dữ liệu.

Theo đó, lấy ngành y tế làm ví dụ, dữ liệu có thể được chia sẻ giữa các dịch vụ y tế đáng tin cậy để cải thiện việc điều trị và hỗ trợ nghiên cứu y tế.

“Tôi muốn có thể giải quyết vấn đề với một phần của giải pháp của tôi và của bạn trong khi cả hai đều kết nối với Internet. Đây là những điều tôi mong mỏi ở Internet. Nó trở thành một phương tiện để xuất bản, trao đổi nội dung nhiều hơn, có lợi cho mọi người",Berners-Lee chia sẻ.

Tim Berners-Lee không còn xa lạ với thế giới tiền điện tử. Vào tháng 7/2021, ông bán một NFT về mã nguồn ban đầu của World Wide Web với giá 5,43 triệu USD.

NFT này gồm các tập tin gốc do Tim Berners-Lee viết vào năm 1989, khi đang làm việc trong phòng thí nghiệm của CERN. Công ty đã từ chối ý tưởng của Berners-Lee vì nó quá mơ hồ.

Tuy nhiên, Berners-Lee vẫn lạc quan và tự mình viết ba ngôn ngữ và giao thức. 9.555 dòng mã cuối cùng đã trở thành Internet ngày nay.

NFT của Berners-Lee có tên "This Changed Everything", được đấu giá tại Sotheby's. Ảnh: Noam Galai.

Xem thêm video:

Theo Beincrypto

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK