Giám đốc pháp lý Daniel Schoenberger cho biết:
"DOT đã được cải biến. Quá trình giao dịch DOT không liên quan tới chứng khoán và bản thân DOT cũng không phải chứng khoán. Nó chỉ đơn giản là một phần mềm mà thôi".
Polkadot's native token (DOT), initially offered, sold and delivered to purchasers as a security, has morphed and no longer is a security. It is software. https://t.co/uv8wc1DbNb
— Polkadot (@Polkadot) November 4, 2022
Quay trở lại năm 2019, chỉ vài tháng trước khi Polkadot ra mắt vào năm 2020, Trung tâm Chiến lược của SEC về Đổi mới và Công nghệ Tài chính (FinHub) đã công bố khung tham chiếu cho các hợp đồng đầu tư liên quan tới tài sản số. Trong đó khẳng định tất cả các loại tiền điện tử được niêm yết và bán với mục đích gọi vốn đều bị coi là chứng khoán. Tuy nhiên, khuôn khổ này cũng nhấn mạnh khả năng một loại tài sản - dù trước đó bị coi là chứng khoán - sẽ được đánh giá lại nếu thay đổi cách vận hành.
Nhận thức được rõ vấn đề, Web3 Foundation đã bàn bạc với FinHub trong suốt những năm qua để tìm ra tiếng nói chung. Tổ chức luôn ưu tiên tuân thủ tất cả những khía cạnh liên quan tới DOT và các nhà đầu tư mà SEC đặt ra và đạt được thỏa thuận với cơ quan này.
Có thể thấy, cách tiếp cận của Polkadot có phần "mềm mỏng" hơn các dự án khác. Điển hình phải kể tới trận chiến pháp lý gay gắt kéo dài hơn 2 năm trời giữa Ripple và SEC, hiện vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.
Bản thân nội bộ các cơ quan pháp luật cũng đang có một số quan điểm bất đồng về việc phân loại chứng khoán. Trong khi Rostin Behnam - Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) - cho rằng ETH là một loại hàng hóa dưới dạng tiền tệ, thì SEC lại giữ vững quan điểm: Ngoài Bitcoin, tất cả đều là chứng khoán trái phép.
Xem thêm Video:
Theo Beincrypto
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK