Quay ngược trở lại năm 2019, cả Bitfinex, iFinex và Tether đều phủ nhận cáo buộc lợi dụng việc in USDT để thao túng giá Bitcoin, khiến BTC sụp đổ ngay sau đó, tổng thiệt hại để lại là hơn 1.4 tỷ USD cho các nhà đầu tư.. Theo đó, họ cho biết công ty đã đệ trình đủ các giấy tờ cần thiết lên cả SEC và CFTC, chứng minh được rằng đây chỉ là những lời buộc tội vô căn cứ.

Vào ngày 19/09/2022, Tether đã bị một Thẩm phán Hoa Kỳ tại New York yêu cầu cung cấp hồ sơ tài chính liên quan đến việc bảo chứng USDT có liên quan tới sự kiện kể trên. Cụ thể, phía toàn yêu cầu Tether phải xuất trình sổ cái chung, bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, lợi nhuận/lỗ ròng , bên cạnh các tài liệu mật thiết với mốc thời gian cụ thể như các giao dịch hay chuyển nhượng tiền điện tử và stablecoin được thực hiện bởi công ty. Đồng thời cũng đền nghị Tether chia sẻ thông tin chi tiết về các tài khoản mà công ty nắm giữ tại Bitfinex, Poloniex và Bittrex. 

Thẩm phán Katherine Polk Failla cho biết phía tòa cần đầy đủ những loại tài liệu trên để có thể đánh giá được tình hình bảo chứng của USDT.

Trước đó vào năm 2021, cũng có một vụ kiện trước Tòa án Tối cao New York để yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp New York công bố các tài liệu mà họ thu thập được trong cuộc điều tra về nguồn dự trữ của Tether. Tuy nhiên sau đó cả hai bên đã đồng ý hòa giải với thỏa thuận lên tới 18.5 triệu USD.

Cho tới nay, đã không ít lần Tether bị chỉ trích vì làm ăn mập mờ, liên tục “lấp liếm” trước những câu hỏi về nguồn dự trữ của Tether. Chỉ đến khi cuộc khủng hoảng về thanh khoản diễn ra vào tháng 6 lên tới đỉnh điểm, Tether mới “phủi sạch” quan hệ với nền tảng Celsius - lúc bấy giờ đang đứng trước nguy cơ phá sản - và tiết lộ bí ẩn về kho dự trữ của công ty.

Xem thêm Video:

Theo Coindesk

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK