Uniswap Labs Ventures sẽ đầu tư vào các công ty với nhiều giai đoạn và lĩnh vực khác nhau trong mảng Web3, từ cơ sở hạ tầng đến các công cụ dành cho nhà phát triển và các ứng dụng hướng tới người dùng,... Các khoản đầu tư này sẽ được trích trực tiếp từ nguồn quỹ công ty.
Công ty đang mời Matteo Leibowitz lãnh đạo quỹ này cùng với giám đốc điều hành của Uniswap, Mary-Catherine Lader. Leibowitz trước đây đã làm việc tại Uniswap với tư cách là trưởng bộ phận chiến lược từ tháng 8/2020.
Trước khi ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm này, Uniswap đã đầu tư vào 11 công ty và giao thức trên hệ sinh thái Web3, bao gồm Tenderly, LayerZero, MakerDAO, Aave, Compound Protocol và PartyDAO. Sàn giao dịch gốc cũng hỗ trợ nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái Ethereum.
Bộ phận đầu tư của Uniswap có kế hoạch tham gia vào các hệ thống quản trị của MakerDAO, Aave, Compound và Ethereum Name Service (ENS). Tin tức xuất hiện khoảng một tuần sau khi một đơn kiện được đệ trình nhằm chống lại Uniswap Labs cũng như những nhà đầu tư của công ty, bao gồm Paradigm, Andreessen Horowitz (a16z) và Union Square Ventures. Cáo buộc này liên quan đến vấn đề gian lận trên sàn giao dịch. Uniswap Labs trong lần gọi vốn gần đây nhất đã huy động được 11 triệu USD, vào tháng 8/2020, do a16z dẫn đầu.
Uniswap gia nhập hàng ngũ các công ty tiền điện tử mở quỹ đầu tư vào các công ty khác trong hệ sinh thái, ví dụ như sàn giao dịch FTX, giao thức DeFi. Các công ty như Uniswap, với kinh nghiệm xây dựng web3, có thể áp dụng chuyên môn của mình vào các lĩnh vực khác của thị trường tiền điện tử thông qua các khoản đầu tư của họ, theo nhà nghiên cứu DeFi Ryan Rasmussen của Bitwise Asset Management.
Theo DeFi Pulse, tính đến ngày 11/4, Uniswap là sàn giao dịch lớn thứ năm tính theo TVL với 7,04 tỷ USD, bằng một nửa so với nền tảng DeFi hàng đầu là Maker.
Người phát ngôn của Uniswap nói rằng xu hướng đầu tư hiện tại của các công ty Web3 thể hiện mong muốn hợp tác cao hơn là cạnh tranh với nhau.
Theo Techcrunch
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK