Thảo luận tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4, chiều 24/10, thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng nhà nước Việt Nam cần xây dựng đạo luật liên quan tới tiền điện tử để tránh tạo ra kẽ hở cho tội phạm rửa tiền.

Hiện tại Việt Nam vẫn chưa công nhận các loại tiền số như Bitcoin là hình thức thanh toán hợp pháp, tuy nhiên vẫn cho phép nó hoạt động tại “vùng xám”’ dưới dạng các khoản đầu tư đa ngành. 

Thủ tướng: Cần nghiên cứu chế tài về tiền ảo - VnExpress Kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu

Ngoài tiền điện tử, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, dự luật chưa bao quát hết các vấn đề liên quan tới tài sản số, tài sản ảo. 

"Tôi mua bức tranh 2 chục ngàn USD, ông hoạ sĩ không gửi bức tranh cho tôi mà gửi tài sản được số hóa, mã hóa cho tôi. Cái này cũng giống như tiền ảo và bức tranh này chỉ tôi sở hữu thôi. Đây là một loại mới bắt đầu phát triển, nó có thể giá trị rất cao, người ta có thể dùng nó để rửa tiền".

Qua đó, thủ tướng cũng bày tỏ sự nóng lòng và sốt ruột khi lĩnh vực này vẫn chưa có chế tài cụ thể nhưng người dân vẫn tích cực sử dụng .

“Cần nghiên cứu các biện pháp trừng phạt thích hợp, đồng thời giao cho chính phủ để ban hành các bộ luật chi tiết hơn”, thủ tướng nêu.

Như Coinx3 đưa tin, theo báo cáo mới nhất từ Chainalysis, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong danh sách các nước tiếp nhận tiền điện tử trên toàn cầu.

Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022

Trong hai năm liên tiếp, Việt Nam đã duy trì vị trí số 1 về chỉ số tiếp nhận với lực giao dịch mạnh và lượng người dùng phân bổ đồng đều trên các nền tảng dịch vụ ngành đang cung cấp. Khảo sát từ năm 2020 cho thấy có tới 21% người Việt Nam sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử, con số này vẫn không ngừng tăng trong các năm tiếp theo.

Xem thêm Video:

Theo Cointelegraph

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK