Theo thông báo mới nhất của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines - Benjamin Diokno, Philippines sẽ theo đuổi một dự án thí điểm tiền điện tử, được gọi là Dự án CBDCPh. (Philippines Central Bank Digital Currency - Tiền điện tử của ngân hàng trung ương Philippines)
Diokno đã nói về dự án này từ tuần trước, tại hội nghị bàn tròn của Nhóm 24 - Liên minh các nhà hoạch định chính sách hội nhập tài chính hàng năm, được tổ chức tại cuộc họp thường kỳ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ở Washington DC.
Diokno cho biết, dự án sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm liên ngành trong nước, cũng như cố vấn đến từ các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, các tổ chức đa phương, hướng tới xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở đào tạo và chia sẻ kiến thức về thực hiện CBDC trên toàn thế giới.
Diokno gọi dự án này là “bước quan trọng trong công cuộc xây dựng lộ trình trung và dài hạn của BSP (Billing and settlement plan) cho các dự án CBDC trở nên tiên tiến hơn, củng cố hệ thống thanh toán của Philippines.”
Việc áp dụng CBDC ở Philippines sẽ hạn chế tối đa giá trị gia tăng bởi sự phát triển và tiến bộ trong những cải cách thanh toán bán lẻ và hội nhập tài chính.
Vào cuối năm 2020, khoảng 20,1% khối lượng thanh toán bán lẻ hàng tháng ở Philippines được thực hiện dưới dạng kỹ thuật số. Con số đó đã tăng hơn 10% vào năm 2018 và 1% vào năm 2013. Ngoài ra, tất cả các khoản lương của chính phủ cũng đều được thực hiện dưới hình thức này. Ngân hàng trung ương dự kiến sử dụng CBDC cho các khoản thanh toán quốc tế, thanh toán chứng khoán và cơ sở thanh khoản trong ngày (ILF).
Hiện tại, ILF không hoàn toàn tự động. Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính cũng đã xác định Philippines không có đủ các tiêu chuẩn về Chống Rửa tiền và Chống Tài trợ cho Khủng bố (AML).
Trên thực tế, quốc gia này đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới CBDC vào năm ngoái, với việc phát hành các nghiên cứu thăm dò. Họ cũng đã ký biên bản ghi nhớ về trao đổi thông tin và nâng cao năng lực với Cơ quan Tiền tệ Singapore, Ngân hàng Trung ương Mauritius trong lĩnh vực tiền điện tử, fintech và ngân hàng Hồi giáo,… đồng thời tham gia vào nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế về vai trò của CBDC trong lĩnh vực tài chính.
Cho tới thời điểm hiện tại, Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Singapore là các quốc gia đã hợp pháp hóa các giao dịch bằng tiền điện tử, tuy nhiên, họ không coi đây là một công cụ tài chính có thể thay đồng nội tệ.
Theo CoinTelegraph
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK