Với con số lên đến 4 triệu giao dịch hoặc 100 gigabit dữ liệu mỗi giây, tình trạng tắc nghẽn mạng đã xảy ra khiến các trình xác thực không đạt được sự đồng thuận. Điều đó dẫn đến việc Solana “tắt điện” vào khoảng 20 giờ ngày 30/4 (UTC). Phải đến 3 giờ ngày 1/5 (UTC), trình xác thực mới có thể khởi động lại thành công mạng chính.
Các bot tích trữ một ứng dụng có tên Candy Machine, được sử dụng bởi nhiều dự án Solana NFT với mục đích khởi chạy các bộ sưu tập. Trong một bài đăng trên Twitter của Metaplex, công ty này xác nhận rằng lưu lượng truy cập từ các bot trên ứng dụng của họ là một phần nguyên nhân gây ra sự cố mạng.
Metaplex chia sẻ rằng các bot đã thực hiện khoản phí với trị giá 0,01 SOL hoặc 0,89 USD trên các ví để cố gắng hoàn thành một giao dịch không hợp lệ. Công ty cho biết: “điều này thường được thực hiện bởi các bot đang cố gắng làm việc một cách mù quáng”.
Sự cố ngừng hoạt động đã khiến giá của SOL giảm gần 7% xuống còn 84 USD, dù đến nay đã phục hồi lại mức 89 USD.
Lần “tắt điện” này đã đánh dấu lần thứ 7 trong năm nay Solana bị ngừng hoạt động. Trong khoảng thời gian từ ngày 6/1 đến ngày 12/1/2022, mạng lưới đã gặp phải sự cố với thời gian từ 8 đến 18 giờ.
Solana cho biết các giao dịch với mức độ tính toán cao đã làm giảm dung lượng mạng xuống còn vài nghìn giao dịch mỗi giây (TPS), thấp hơn nhiều so với con số 50.000 TPS.
Cuối tháng 1, hơn 29 giờ là thời gian ngừng hoạt động của mạng này, kéo dài từ 21/1 đến 22/1, với các giao dịch trùng lặp quá mức, gây ra tắc nghẽn mạng trên và kéo sập blockchain này.
Vào tháng 9/2021, Solana gặp sự cố nghiêm trọng với mạng ngoại tuyến trong hơn 17 giờ. Solana cho rằng sự cố này là do một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) với các bot gửi thư rác có tốc độ cao khủng khiếp.
Solana là mạng thứ hai bị quá tải do khối lượng giao dịch liên quan đến NFT vào cuối tuần qua. Chi phí giao dịch Ethereum (ETH) đã tăng lên đáng kể do Yuga Labs phát hành 55.000 NFT, gây ra tình trạng tắc nghẽn trong thời gian dài.
Theo Cointelegraph
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK