Tòa án xem xét các bản ghi chú
Phía Ripple nói rằng họ chưa kiểm tra lại các phần đã được chỉnh sửa trong bản ghi Eastabrook, trong khi đó, SEC thậm chí đã gửi cả các bản gốc thẳng lên tòa án. Ripple thừa nhận rằng phía công ty đang bị "phụ thuộc" vào việc biên soạn tài liệu của bên SEC, cũng như quyết định của tòa dựa trên những bằng chứng này.
Các ghi chú được cả hai bên đề cập là các mẩu thông tin được viết tay bởi nhân viên của SEC. Người này đã tham dự các cuộc họp giữa SEC và bên thứ ba. Các ghi chú được cho là nắm giữ lượng lớn thông tin liên lạc nội bộ từ các cuộc họp trong năm 2014 và 2018.
Tòa án cần xem xét các ghi chú đó để tìm hiểu xem các thông tin liên quan có thực sự phản ánh đúng như những gì được ghi chép theo ý kiến người viết lại hay không, hay đã bị lái theo ý của bên phía SEC. Tuy nhiên, dựa trên thông tin hiện có, thì phía Ripple cũng không yêu cầu SEC phải chỉnh sửa bất kỳ thông tin gì trong bản ghi chú cả.
Luật sư James K Filan đã gợi ý rằng Ripple nên hoãn lại phiên tòa để quyết định xem các phần bị kiểm duyệt có nằm dưới sự bảo hộ của nguyên tắc DPP hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, cả hai phiên bản của ghi chú vẫn chưa được tiết lộ.
Filan cho rằng họ có thể gửi nó sau ngày 8/4 bởi đằng nào thì chỉ khi phía Ripple đệ đơn thì thời gian gửi phản hồi (kéo dài hai tuần) mới bắt đầu.
Các diễn biến trong vụ kiện đang bị trì hoãn do một số thông báo không cần thiết. Tuy nhiên, thẩm phán Sarah Netburn đã yêu cầu cả hai bên phải thống nhất ngày nộp đơn để chuẩn bị cho phiên tòa cuối, dự kiến được chốt vào ngày 22/4.
Ripple bắt tay với Phillipine
Bất chấp căng thẳng kiện cáo, Ripple vẫn liên tục mở rộng hành lang thanh toán xuyên biên giới và khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính.
Năm ngoái, tập đoàn Novatti của Philipine đã thông báo tham gia mạng thanh toán toàn cầu thuộc Ripple để khai thác dịch vụ thanh khoản theo yêu cầu (ODL) của RippleNet, tận dụng XRP để thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.
Các nỗ lực của Ripple và Novatti trước hết nhắm vào hành lang Úc - Philippines thông qua quan hệ đối tác với iRemit, nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền phi ngân hàng lớn nhất do Philippines sở hữu. Ngoài ra, iRemit mới đây cũng đã bắt tay với Velo labs để mở hành lang thanh toán xuyên biên giới ở Philipine, dự tính trung bình mỗi năm có tới 34 tỷ USD kiều hối được trung chuyển về nước này.
Theo Coingrape và Utoday
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK