Polkadot là gì?

Polkadot là thế hệ blockchain tiếp theo kết nối nhiều blockchain khác lại với nhau tạo thành một mạng lưới đa chuỗi (multi-chain), cho phép các mạng lưới chia sẻ dữ liệu, dễ dàng mở rộng và có tiềm năng ứng dụng đa dạng hơn trong tương lai.

Thiết kế của Polkadot có nhiều lợi thế hơn so với các blockchain đối thủ như: heterogeneous sharding, khả năng mở rộng, dễ dàng cải tiến, quản trị minh bạch và tương tác cross-chain.

Bạn có thể xem thêm ví lưu trữ Polkadot Scan.

Website dự án: https://polkadot.network/

Polkadot giải quyết vấn đề gì?

Một số vấn đề được Polkadot giải quyết như sau:

  • Tính bảo mật: Người dùng có thể tự quản lý blockchain của họ, bên cạnh đó, họ cũng có thể thống nhất một sự bảo mật chung dựa trên sơ đồ tính hợp lệ và dữ liệu sẵn có của Polkadot.
  • Tính thừa nhận: Khái niệm về blockchain vẫn còn mới so với đại đa số người dân trên thế giới và mọi người vẫn còn mơ hồ về Blockchain. Theo đó, Polkadot coin - DOT Token ra đời sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và ứng dụng blockchain vào đời sống thực tiễn ngày nay.
  • Thực hiện đơn giản: Thông qua Substrate framework, người dùng chỉ mất vài phút để tạo blockchain tùy chỉnh. Khi bạn kết nối mạng lưới của mình với Polkadot, các vấn đề bảo mật sẽ tự động được xử lý.
  • Khả năng mở rộng: Polkadot có thể cải thiện tốc độ giao dịch hay tốc độ xử lý giao dịch của blockchain.
  • Khả năng tương tác: Polkadot có thể hoàn thiện tính năng riêng lẻ và không tương tác với nhau trước đây của các Blockchain và nó giúp mang đến những giải pháp hiệu quả cho multi-chain, giống như việc chuyển đổi token trên các chain riêng với nhau.
  • Không cần chia tách (Forkless): Không cần các đợt hardfork, Polkadot vẫn thích ứng tốt với sự update, nâng cấp công nghệ mới.
  • Tính làm chủ: Polkadot giúp người dùng thấy được khả năng làm chủ cũng như tiếng nói của mình trong mạng lưới. Từ đó giúp người dùng tham gia một cách trách nhiệm để có thể phản ánh sự đóng góp của mình đến sự phát triển của Polkadot.

Cấu trúc cơ sở hạ tầng của Polkadot

Tổng kết 5 dự án đầu tiên trên Parachain Kusama - Cập nhật tin tức đầu tư  bitcoin, dogecoin hàng đầu Việt Nam

Relay Chain

Chuỗi Relay được coi là trái tim của Polkadot, phụ trách đảm bảo an ninh, đồng thuận và tương tác cross-chain cho mạng lưới. Cụ thể, các validator sẽ stake DOT để thực hiện nhiệm vụ này.

Parachain

Parachain không nhất thiết là blockchain. Đó có thể là một dApp, một cấu trúc dữ liệu, v.v. Chúng vận hành độc lập và song song với chuỗi chính. Hiểu đơn giản, Parachain có thể xem là tập hợp con của Relay chain để cung cấp các bằng chứng có thể xác thực bởi Validator được chỉ định. Đây là nơi hầu hết các tiến trình sẽ được diễn ra trên Polkadot.

Brigde

Đây có thể xem là một loại Parachain đặc biệt đóng vai trò là cầu nối giữa hệ sinh thái Polkadot và các giao thức blockchain khác nhằm cung cấp tương tác qua lại, thậm chí còn cho phép chuyển token, dữ liệu giữa Polkadot và các mạng bên ngoài.

Parathread

Tương tự như Parachain nhưng với mô hình trả phí khi sử dụng. Tiết kiệm hơn cho các blockchain không cần kết nối liên tục với mạng lưới.

Điểm nổi bật của Polkadot

Vai trò đồng thuận

  • Validator: Sản xuất các khối Relay Chain, chịu trách nhiệm xác thực và thêm khối mới vào Relay Chain.
  • Collator: Giám sát các giao dịch xảy ra trên Parachain và gửi bằng chứng về Validators để duy trì an ninh mạng.
  • Nominator: Đề cử Validators, giống như việc anh em ủy quyền cổ phần của mình cho Validators khác. Khi Validators này nhận phần thưởng từ việc xác nhận, thêm khối mới, thì một ít phần thưởng sẽ được Share lại cho Nominator. Việc này tương tự như Delegate và DPoS.
  • Fisherman: Giám sát mạng lưới và báo cáo hành vi xấu cho Validators. Collators và bất kỳ full node parachain nào cũng có thể thực hiện vai trò Fisherman.

Cơ chế Nominated Proof-of-Stake (NPoS)

NPoS khá giống với DPoS, anh em sẽ khóa DOT của mình, ủy quyền cổ phần cho 1 Validator để xác nhận và thêm khối mới vào chuỗi, sau đó chia sẽ phần thưởng khối.

Điểm khác cơ bản ở đây là các Validators sẽ được chọn ngẫu nhiên từ những người đạt tiêu chuẩn và điều này sẽ thay đổi vài lần mỗi ngày.

Substrate

Đơn giản có thể hiểu Substrate như là một bộ framework hỗ trợ anh em xây dựng blockchain dễ dàng hơn.

Substrate không phải là một phần của Polkadot, nhưng các dự án được xây dựng với Substrate có thể chạy tự nhiên trên Polkadot. Anh em có thể sử dụng Substrate để xây dựng các Blockchain mới ngay bây giờ mà không cần đợi Polkadot triển khai mainnet.

Hệ thống quản trị

  • Thành viên hội đồng: Được bầu để đại diện cho các bên liên quan trong hai vai trò quản trị chính là đề xuất tham khảo và phủ quyết.
  • Hội đồng kỹ thuật: Bao gồm đội ngũ phát triển Polkadot, được quyền đề xuất khẩn cấp.

Kusama

Kusama (KSM) được biết đến là một mạng lưới Polkadot chuyên dụng với vai trò hỗ trợ phát hiện và báo cáo các lỗ hổng của hệ thống hay bất kỳ một điểm yếu nào đó trong mạng lưới của Polkadot (DOT)

Kusama không chỉ được các nhà phát triển sử dụng để kiểm tra các dự án của họ trước khi khởi chạy chúng trên Polkadot, nó còn đóng vai trò là một nền tảng nơi các bản nâng cấp chính thức của Polkadot có thể được kiểm tra trước khi phát hành.

Do đó, kiến ​​trúc của Kusama rất giống với Polkadot và cho phép tạo ra các parachains được kết nối với blockchain chính của nó – Relay chain.

Kusama khác với đối tác của mình ở các thông số quản trị. Ví dụ: mất 7 ngày để bỏ phiếu và 7 ngày để thực hiện các thay đổi sau đó, so với một tháng cho mỗi cuộc biểu quyết trên Polkadot. Thứ hai, trở thành validator trên Kusama dễ dàng hơn nhiều do các yêu cầu stake tối thiểu thấp hơn. Cuối cùng, KSM đã stake có thể được unbond trong 7 ngày, trái ngược với 28 ngày với Polkadot.

Thông tin chi tiết Token Polkadot (DOT)

Key Metrics DOT Token

  • Token Name: Polkadot
  • Ticker: DOT.
  • Blockchain: Polkadot.
  • Token Standard: BEP-20 và HRC-20
  • Contract: 0x7083609fCE4d1d8Dc0C979AAb8c869Ea2C873402 (BSC)
  • Token Type: Quản trị và tiện ích
  • Total Supply: 1,103,303,471 DOT
  • Circulating Supply: 987,579,314.96 DOT

Phân bổ DOT Token

  • Polkadot Auction: 50%.
  • Web3 Foundation: 30%.
  • Further Pre-Launch Distributions: 20%.

What Is Polkadot (DOT)? All About Polkadot Token

Lịch trình phân phối DOT Token

Chi tiết anh em tham khảo tại đây.

Lịch mở bán DOT Token

Polkadot đã kết thúc từ tháng 7/2021 với thông tin chi tiết như sau:

  • Ticker: DOT
  • Token type: ERC20
  • ICO Token Price: 1 DOT = 0.29 USD
  • Total Tokens: 10,000,000 DOT

DOT Token được dùng để làm gì?

Về chức năng của DOT Token, chúng sẽ có 4 chức năng chính cụ thể như sau:

  • Staking: Để có cơ hội nhận lãi suất trả về thường xuyên thì người dùng có thể stake DOT Token
  • Bonding: Một tác dụng của DOT Token hữu ích là kết nối lại các chuỗi parachain
  • Fee: Hệ thống sẽ tính phí dưới dạng DOT Token khi các parachain có ý định giao tiếp và truyền dữ liệu lẫn nhau
  • Quản trị: Tỷ trọng DOT Token mà người dùng nắm giữ sẽ là yếu tố quyết định trong mạng lưới quản trị

Cách mua DOT Token

Anh em có thể mua DOT trên các sàn giao dịch nhé.

Sàn giao dịch DOT Token

Anh em có thể mua token trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, FTX, v.v.

Roadmaps & Updates

Hiện Polkadot chưa đưa ra roadmap cụ thể cho năm 2022. Mình sẽ update nếu có nhé.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác

Đội ngũ của Polkadot

About | Polkadot

Team developer của Polkadot coin có sự đóng góp của rất nhiều nhân tài trong ngành. Nổi bật nhất phải kể tới:

  • Tiến sĩ Gavin Wood: Ông hiện đang giữ chức vị CEO của Polkadot. Đồng thời, ông cũng chính là nhà đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum, đồng sáng lập Parity Technology, chủ tịch quỹ đầu tư Web3 Foundation và là một trong những người đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp blockchain, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ Solidity
  • Robert Habermeier: Thành viên của Quỹ đầu tư của Peter Thiel, đồng thời là nhà đồng sáng lập của Polkadot 
  • Peter Czaban: Đã nhận được bằng thạc sĩ từ trường Đại học Oxford danh giá ngành khoa học máy tính. Ông cũng rất quan tâm và chú trọng tới cả ngành Machine Learning và hiện đang là CTO của Web3 Foundation

Nhà đầu tư của Polkadot

Polkadot được loạt quỹ tài trợ, phải kể đến Block Asset Ventures, Boost VC, 8 Decimal Capital,  Innogy Innovation Hub, Future Energy, Polychain Capital, Nirvana Capital, v.v.

Đối tác của Polkadot

Hiện tại đối tác của Polkadot nhiều vô số, phải kể đến một số dự án như: Chainlink, MMS, Crowdcast, Astar Network, Efinity, Acala Network, Moonbeam, v.v.

Polkadot có đáng đầu tư không?

Về dự án: Hệ sinh thái Polkadot được xây dựng dựa trên nền tảng Etherum nhưng biết cách kế thừa những tính năng nổi trội của Ethereum và có sự cải tiến để khắc phục được những hạn chế mà blockchain Ethereum chưa làm được. Ngoài ra, Polkadot còn có đội ngũ phát triển danh tiếng, cùng với dàn backer khá hùng hậu.

Về Token: Đối với mục tiêu kiếm lời ngắn hạn thì DOT chắc chắn sẽ khá mạo hiểm như mọi đồng tiền điện tử khác. Điển hình như các bạn cũng thấy từ tháng 5 đến tháng 7, chỉ trong 2 tháng mà giá DOT đã giảm tới ~80%. Tuy nhiên rủi ro lớn mà cơ hội cũng lớn bởi cũng trong vòng vài tháng, từ tháng 7 – tháng 11 thì giá DOT đã tăng vọt trở lại lên mức ~52 USD, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 5. Hiện tại thì DOT đã tụt xuống hơn 9 USD. Không riêng gì DOT mà bất cứ đồng tiền điện tử nào cũng có những rủi ro giảm mạnh khi thị trường biến động. Với các nhà đầu tư lâu dài thì phải xác định đồng DOT rất có triển vọng.

Tổng kết

Như vậy là mình đã giới thiệu với anh em về dự án Polkadot và mọi thông tin chi tiết về token DOT, anh em nghĩ thế nào về đồng DOT sau bài viết này? Hãy cùng theo dõi chúng mình qua Fanpage coinx3 để cập nhật thông tin mới về dự án trong tương lại nhé.