Sau khủng hoảng FTX, người dùng của những nền tảng tập trung đang đặt ra một dấu hỏi lớn về độ an toàn của nguồn tiền gửi, cũng như liệu họ có quyền thắc mắc về những quyết định nội bộ từ công ty. Như Coinx3 đã đưa tin, trước đó FTX đã bí mật dùng tiền của khách hàng để bù lỗ cho sàn. Theo báo cáo, có khoảng 1.2 triệu BTC (khoảng 6% tổng cung) đã bị loại bỏ khỏi nguồn cung - hệ lụy từ sự lụi tàn của các sàn giao dịch trong suốt thập kỷ qua.

Lượng tiền bị rút khỏi các sàn về ví self-custody (tự lưu ký) đang ở mức cao kỷ lục, trung bình đạt 106.000 BTC/tháng.

Các nhà đầu tư đang dần chuyển hướng sang các nền tảng DeFi. Uniswap - một trong những hệ sinh thái DEX lớn nhất - đã ghi nhận lượng giao dịch cao kỷ lục lên tới 1 tỷ USD vào ngày 11/11 - thời điểm FTX nộp đơn bảo trợ phá sản theo chương 11.

Lượng giao dịch hàng ngày của Uniswap. Nguồn: Dune Analytics

Aishwary Gupta, giám đốc nhân sự DeFi tại Polygon, cho rằng sự thất baij của các định chế như FTX là lời nhắc nhở “nhớ đời” về tầm quan trọng của tài chính phi tập trung.

“Về cơ bản, các nền tảng DeFi khó có thể gặp khủng hoảng do cách làm ăn mờ ám của doanh nghiệp bởi nó được vận hành bằng các đoạn code. Sau FTX, Uniswap đang vượt mặt đối thủ Coinbase để trở thành nền tảng giao dịch lớn thứ 2 chỉ sau Binance. Một nền tảng phi tập trung sẽ được kiểm toán thường xuyên với các hợp đồng thông minh được công khai, do đó không thể bị rút lõi hay vận hành sai lệch”.

Theo dữ liệu từ Token Terminal, khối lượng giao dịch hàng ngày của các sản phẩm hợp đồng tương lai lên tới 5 tỷ USD, đạt ATH kể từ sự ra đi của LUNA vào tháng 5/2022.

Tuy nhiên, DeFi cũng có một số yếu điểm “chí mạng” khi nó liên tục trở thành nạn nhân của những vụ hack khét tiếng. Theo dữ liệu từ Chainalysis, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, đã có gần 97% tiền điện tử bị đánh cắp từ các giao thức DeFi, so với 72% vào năm 2021 và 30% vào năm 2020.

Phần trăm giá trị bị rút lõi qua các năm. Ảnh Chainalysis

Xem thêm Video:

Theo Cointelegraph

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK