CBDC của Iran được phát triển dựa trên nền tảng Hyperledger Fabric do Linux Foundation điều hành. Kế hoạch về một loại tiền điện tử quốc gia ở Iran bắt đầu vào năm 2018 tại Tổng công ty Dịch vụ Tin học thuộc CBI.

Giai đoạn phát triển đã hoàn thành và chương trình thử nghiệm sẽ sớm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, CBI không tiết lộ nhiều về khung thời gian. Theo Cơ quan Thông tấn Lao động Iran, Phó thống đốc CBI Mehran Moharamian cho biết CBDC có thể giúp nước này giải quyết các vấn đề tài chính.

Ảnh: CoinTelegraph

Iran đối mặt với khó khăn kinh tế và tài chính đáng kể do lệnh trừng phạt của Mỹ. Trước những vấn đề này, Iran hướng đến lĩnh vực tiền điện tử và là một trong những nước đầu tiên hợp pháp hóa khai thác Bitcoin với hy vọng phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, nước này phải tạm thời đình chỉ hoạt động khai thác do tình trạng thiếu điện và mất điện trầm trọng.

Iran cũng đang tìm cách ứng dụng tiền điện tử trong thương mại quốc tế, với hy vọng vượt qua các lệnh trừng phạt thương mại. CBI và Bộ Thương mại đã đạt được thỏa thuận liên kết nền tảng thanh toán của CBI với một hệ thống giao dịch, cho phép các doanh nghiệp thanh toán bằng tiền điện tử.

Gần 100 nước đang phát triển tiền điện tử quốc gia, nhưng chỉ một số ít đạt đến giai đoạn thử nghiệm. Trung Quốc hiện dẫn đầu, sau khi hoàn thành việc phát triển CBDC vào năm 2019 và đang thử nghiệm trên các tỉnh và lĩnh vực bán lẻ.

Pháp và Thụy Sĩ đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm xuyên biên giới. Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga dự kiến ​​sẽ tiến hành thử nghiệm vào năm 2022, trong khi Mỹ vẫn trong giai đoạn thảo luận. Theo thống kê của Atlantic CBDC, 9 quốc gia đã ra mắt CBDC, 14 nước đang thử nghiệm, 16 quốc gia trong giai đoạn phát triển, 41 nước đang nghiên cứu và hai nước đã hủy kế hoạch CBDC.

Tiến độ triển khai CBDC trên thế giới. Ảnh: Atlantic Council.

Theo CoinTelegraph

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK