Theo như đề xuất, Proof-of-Coverage (PoC) – thuật toán sử dụng sóng vô tuyến để xác nhận điểm phát sóng đang cung cấp mạng Internet - và công cụ truyền dữ liệu sẽ được chuyển sang Helium Oracles, một hệ thống cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các blockchain và smart contract.

Bên cạnh đó, tất cả các token thuộc hệ sinh thái và token quản trị của Helium sẽ được chuyển sang blockchain Solona. Nhờ đó mà bể phần thưởng của subDAO sẽ có sẵn nhiều HNT hơn, đồng thời quá trình đào cũng nhất quán hơn, nhiều tiện ích cho HNT lẫn subDAO và hỗ trợ hệ sinh thái nền tảng nhiều hơn trước đây.

Cũng tuần trước, Nova Labs – công ty phát triển blockchain Helium, đã ký một thỏa thuận với nhà cung cấp viễn thông hàng đầu của Mỹ T-Mobile để ra mắt Helium Mobile, một dịch vụ di động hỗ trợ cộng đồng sẽ cho phép người dùng kiếm được phần thưởng bằng tiền điện tử.

Là một mạng không dây phi tập trung, Helium cung cấp phạm vi phủ sóng mã nguồn mở trên toàn thế giới. Kể từ khi ra mắt vào năm 2019, hơn 900.000 điểm phát sóng sử dụng Helium đã được triển khai, với 1.000 đơn vị được bổ sung hàng ngày. Hiện có hơn 2.500 điểm phát Helium đang hoạt động với 5G tại 889 thành phố của Mỹ kể từ khi chương trình bắt đầu hoạt động vào tháng 08/2022.

Về phía Solana, vốn được biết tới là “nhà cái” cho các dApp với khối lượng giao dịch hàng ngày xấp xỉ 200 triệu cùng với lượt người dùng đông đảo. Các nhà phát triển của Helium cũng đã trông đợi việc “di cư” này từ rất lâu bởi rõ ràng Solana có khả năng cải thiện được tính hiệu quả vận hành cũng như giải quyết vấn đề về mở rộng để mạng lưới có đất phát triển trong tương lai.

Xem thêm Video:

Theo Cointelegraph

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK