Ở thời điểm viết bài ngày 9/5, Bitcoin (BTC) có giá 33.428 USD, giảm 3,26%. Trong 24 giờ qua, BTC đạt mức cao nhất 34.873 USD, thấp nhất 33.393 USD.

Áp lực giảm giá bắt đầu sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi mà Bitcoin đã chứng kiến vào đầu tuần trước. Mức giảm liên tục trong hai ngày cuối tuần của Bitcoin cho thấy không chắc chắn và mức độ sợ hãi cao của các trader. Theo giới phân tích, chịu tác động tiêu cực bởi đà bán tháo ồ ạt của các cổ phiếu công nghệ Mỹ

Các nhà đầu tư tổ chức đã bắt đầu rút tài sản ra khỏi các quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin hơn một tuần trước, theo một báo cáo của CoinShares. Dòng Bitcoin chảy ra vào tuần trước có tổng trị giá 133 triệu USD - mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021.

Các báo cáo về việc cá voi bán Bitcoin như đổ thêm dầu vào lửa trong cuối tuần qua, với Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin trượt vào vùng “Nỗi sợ hãi tột độ”.

"BTC tiếp tục bị đè nặng bởi áp lực vĩ mô và tâm lý thị trường chung", Joe DiPasquale, Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ tiền điện tử BitBull Capital, cho biết. DiPasquale dự đoán Bitcoin sẽ giảm thêm, đặc biệt là khi chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt, nhưng sẽ không giảm xuống dưới phạm vi từ 25.000 đến 30.000 USD.

Bitcoin giảm cũng ảnh hưởng đến altcoin:

  • Ether (ETH) có giá 2.430 USD, giảm 4,86%.
  • BNB giảm 1,17% đạt 354.91 USD
  • Solana (SOL) giảm 1,87% đạt 75,43 USD
  • Ripple (XRP) giảm 0,89%, hiện có giá khoảng 0,57 USD
  • Terra (LUNA) giảm 0,43%, đạt 61,97 USD
  • Cardano (ADA) giảm 0,39% đạt 0,73 USD
  • Avalanche (AVAX) giảm 3,19% đạt 51,54 USD.
  • Polkadot (DOT) giảm 1,5%, đạt 13,25 USD.
Toàn cảnh thị trường sáng ngày 9/5. Ảnh Coin360.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ nến tuần của Bitcoin biểu thị ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Ảnh: CoinDesk, TradingView

BTC đã phá vỡ dưới xu hướng tăng ngắn hạn khi các tín hiệu xung lượng chuyển sang tiêu cực. Nó có thể tiếp tục giảm xuống còn 30.000 USD, gần đáy của phạm vi giao dịch kéo dài một năm.

BTC đã không giữ được mốc 40.000 USD trong vài tháng qua và giảm 47% so với mức cao nhất mọi thời đại là gần 69.000 USD vào tháng 11 năm ngoái. Xu hướng tăng dài hạn đã suy yếu, cho thấy xu hướng tăng vẫn còn hạn chế trong năm nay.

Trên biểu đồ hàng tuần, BTC có nguy cơ phá vỡ dưới mức trung bình động 100 tuần là 36.247 USD. Nếu giá đóng nến tuần dưới mức đó lần thứ hai, giá có thể giảm xuống là 30.000 USD và sau đó là 17.823 USD (mức giảm từ đỉnh đến đáy khoảng 80%, ngang bằng với thị trường gấu năm 2018).

Tuy nhiên, tháng 5 thường là thời kỳ thuận lợi đối với chứng khoán và tiền điện tử. Điều đó có thể giữ cho người mua ngắn hạn hoạt động tích cực ở các mức hỗ trợ thấp hơn, mặc dù họ thiếu niềm tin để thay đổi xu hướng giảm giá gần đây.

Theo CoinDesk, CoinMarketCap, FX Empire

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK