Gần đây, giá Bitcoin (BTC) đã chứng kiến một làn sóng phục hồi trên vùng kháng cự 22.000 USD. Tuy nhiên, phe gấu đã hoạt động tích cực gần vùng 23.000 USD và không có sự đột phá nào cho Bitcoin.

Ở thời điểm viết bài, Bitcoin (BTC) có giá khoảng 20.817 USD, giảm 7,5%. Trong 24 giờ qua, BTC đạt mức cao nhất 22.505 USD, thấp nhất 20.265 USD.

Bitcoin có mức kháng cự gần 22.000 USD và hỗ trợ quan trọng gần 20.000 USD. Nếu trượt xuống dưới 20.000 USD, nó có thể châm ngòi cho sự sụt giảm lớn trong các phiên tới.

Nhìn vào đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ (bên dưới), có một tín hiệu giảm giá. Bitcoin nằm dưới đường EMA 50 ngày, hiện ở mức 21.522 USD. Hôm nay, đường EMA 50 ngày đã trượt xuống từ đường EMA 100 ngày. Một sự bứt phá từ đường EMA 50 ngày sẽ giúp phe bò hướng tới 22.500 USD.

Biểu đồ nến 4 giờ của Bitcoin. Ảnh: FX Empire.

Sắc đỏ cũng trở lại thị trường altcoin:

  • Ethereum (ETH) đạt 1.093 USD, giảm 10,26%.
  • BNB đạt 214,79 USD, giảm 7,13%
  • Cardano (ADA) đạt 0,48 USD, giảm 6,84%
  • Ripple (XRP) có giá 0,32 USD, giảm 2,93%
  • Solana (SOL) đạt 30,73 USD, giảm 10,63%
  • Polkadot (DOT) đạt 7,28 USD, giảm 12,58%
  • Avalanche (AVAX) đạt 16,20 USD, giảm 9,2%

Toàn cảnh thị trường sáng 17/6. Ảnh: Coin360.

Trong vài ngày qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến khoảng 265.770 nhà đầu tư và trader phải thanh lý tài sản, với thiệt hại khoảng 1,26 tỷ USD. Sự sụp đổ của LUNA và tình cảnh lao đao của nền tảng cho vay, quỹ đầu tư mạo hiểm là một số ví dụ điển hình về nỗi đau đang diễn ra trên thị trường.

Nỗi lo về một cuộc suy thoái toàn cầu bắt nguồn từ việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất đã đè nặng lên các tài sản rủi ro. NASDAQ 100 giảm 4,08%, góp phần vào việc bán tháo bitcoin. Đối với các nhà đầu tư kỳ vọng giá "tăng một lần là xong", các dự báo kinh tế của FOMC hôm 16/6 đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ đạt 8,6% vào tháng 5 - mức cao nhất trong 40 năm. Các yếu tố thúc đẩy lạm phát vẫn được duy trì, cho thấy sự cần thiết phải có một lộ trình tăng lãi suất tích cực để đạt mục tiêu giảm lạm phát còn 2%.

Việc quay trở lại mức 2% của Fed khó có thể diễn ra nhanh chóng, khiến nền kinh tế toàn cầu phải chịu tác động của việc điều chỉnh các chính sách tiền tệ trong thời gian dài. Ngày 16/6, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất, làm tăng thêm áp lựcho thị trường. Nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng bấp bênh và việc tăng lãi suất mạnh mẽ có thể đưa nền kinh tế đi vào suy thoái. Song, nếu không hành động, kết quả tương tự vẫn có thể xảy ra.

Theo CoinMarketCap, CoinDesk, FX Empire

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK