Mức đóng tháng đã đặt BTC vững chắc vào phạm vi giao dịch năm 2022 và lo ngại 30.000 đô la hoặc thậm chí thấp hơn sẽ là mức tiếp theo trong những ngày tới.
Tâm lý được cải thiện phần nào khi tháng 5 bắt đầu và trong khi tiền điện tử nhìn chung vẫn bị các yếu tố vĩ mô chi phối, dữ liệu on-chain sẽ làm hài lòng hơn là khiến các nhà phân tích hoảng sợ.
Tuy nhiên, với quyết định về chính sách kinh tế của Hoa Kỳ vào ngày 4/5, những ngày sắp tới sẽ chứng kiến nhiều phản ứng chớp nhoáng khi thị trường cố gắng điều chỉnh theo chính sách của ngân hàng trung ương.
Dưới đây là các yếu tố được thiết lập để định hình hoạt động giá Bitcoin trong tuần này.
Fed trở lại dưới ánh đèn sân khấu
Các thị trường vĩ mô đang bên bờ vực bấp bên trong tuần này khi một cuộc họp khác của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sắp diễn ra.
Vì lạm phát tăng vọt trên toàn thế giới, Chủ tịch Jerome Powell dự kiến sẽ thực hiện tốt các cam kết trước đây của mình và công bố các đợt tăng lãi suất lớn.
“Thứ 4 sẽ là thời khắc quyết định. Dự kiến Fed sẽ xác nhận chương trình bán 95 tỷ đô la mỗi tháng hiện vẫn chưa được đưa ra thị trường”, Charles Edwards – nhà sáng lập Capriole Investments đã tweet.
Mức độ nghiêm trọng và nhanh chóng của việc áp dụng các chính sách là một vấn đề tranh luận. Đồng thời, việc liệu thị trường đã “định giá” các lựa chọn khác nhau hay chưa cũng được đem ra mổ xẻ.
Bất kỳ cú sốc nào cũng có khả năng gây ra ít nhất là biến động tạm thời trên các thị trường và tiền điện tử không là ngoại lệ trong hơn 6 tháng qua.
Do đó, sự chú ý đang đổ dồn vào cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ được tổ chức vào ngày 3/5 và ngày 4/5.
“Đầu tiên là Fed. Sau đó là Netflixpocalypse. Tiếp theo là cuộc xâm lược của Nga. Các biện pháp trừng phạt. Fed và dump kho bạc lớn nhất từ trước đến nay. Tuần này là thu nhập. Tuần sau Fed lại tiếp tục. Thông báo QT của Fed vào thứ 4 sẽ quyết định số phận của thị trường”, nhà phân tích vĩ mô Alex Krueger tóm tắt vào cuối tuần trước.
Krueger đang đề cập đến chính sách được gọi là thắt chặt định lượng (QT) – một chính sách tương phản với nới lỏng định lượng (QE), mô tả tốc độ Fed rút tiền hỗ trợ kinh tế trong nỗ lực giảm bảng cân đối 9 nghìn tỷ đô la.
Các Bitcoiner cho rằng tài sản rủi ro – vốn nhạy cảm với môi trường bảo thủ sẽ thua lỗ lớn trong những tháng tới, khiến tiền điện tử lao dốc theo.
“Thật dễ dàng để hiểu điều này, với diễn biến thoái lui rộng rãi trên thị trường vào tuần trước, nhưng: Cùng với các cổ phiếu meme, vốn chủ sở hữu nhạy cảm với Bitcoin đã tạo ra những mức thấp mới”, giám đốc vĩ mô toàn cầu Jurrien Timmer của công ty quản lý tài sản khổng lồ Fidelity Investments nhận xét.
Cùng với dòng tweet trên, ông đưa ra biểu đồ về chỉ số vốn chủ sở hữu nhạy cảm với Bitcoin của Goldman Sachs – 19 cổ phiếu vốn hóa lớn có tiếp xúc với tiền điện tử đã nói lên nỗi đau tương đối mà những tài sản này phải gánh chịu.
Biểu đồ chỉ số vốn chủ sở hữu nhạy cảm với Bitcoin của Goldman Sachs | Nguồn: Jurrien Timmer
Trong tuần này, thị trường sẽ chuyển hướng tập trung trở lại lạm phát do công bố dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ cho tháng 4.
Đã đến lúc Bitcoin quay lại mốc 28.000 đô la?
Ở mức khoảng 37.600 đô la, mức đóng tháng 4 được cho là không có gì hấp dẫn đối với những hodler Bitcoin, theo dữ liệu từ TradingView.
Biểu đồ nến BTC hàng tháng | Nguồn: TradingView
Mặc dù sau đó đã lấy lại được một số mức cao hơn nhưng Bitcoin đã tái khẳng định xu hướng ngắn hạn giao dịch trong phạm vi hẹp, thấp hơn mức đỉnh của hành lang giao dịch năm 2022 là 46.000 đô la.
Trước đây, có nhiều người đặt ra kỳ vọng rất cao rằng tháng 4 sẽ mang lại hiệu suất tốt hơn, nhưng cuối cùng lại trở thành tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử của Bitcoin, với mức lỗ tổng thể là 17,3%.
Biểu đồ lợi nhuận hàng tháng của BTC | Nguồn: Coinglass
Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà phân tích tỏ ra thận trọng như nhau.
“Biểu đồ BTC hiện đang rất nặng nề và phá vỡ dưới 35.000 đô la có thể thôi thúc các trader ồ ạt thoát vị trí… Nhưng tôi không tin các mô hình breakdown trong phạm vi này. Chúng tôi đã thấy short squeeze và bẫy breakout ATH trong năm qua. Rủi ro để dự đoán, tốt hơn để phản ứng… Tôi rất muốn thị trường bán tháo tại 26.000 đô la và tăng trở lại từ đó”, trader nổi tiếng Chris Dunn đã tweet vào ngày 1/5.
Nguồn: Chris Dunn
Dunn không phải là người duy nhất dự đoán sự kiện đầu hàng đẩy thị trường xuống 30.000 đô la hoặc thấp hơn.
“Nói về đầu hàng, tôi tin rằng nó sẽ đẩy Bitcoin xuống dưới 30.000 đô la. Khối lượng giao dịch thấp kể từ tháng 5 năm ngoái đã đưa BTC xuống 30.000 đô la. Khối lượng thấp = doanh thu của người mua và người bán thấp. Dưới 30.000 sẽ giải phóng những người mua trước 65.000 đô la vào đầu năm 2021”, nhà phân tích Matthew Hyland lập luận trong các tweet về hồ sơ khối lượng của Bitcoin.
Hyland giải thích rằng các thị trường khối lượng thấp có xu hướng chứng kiến dao động giá lớn hơn và giá BTC giảm đáng kể có thể cần thiết để thu hút các trader trong bối cảnh thiếu sự tham gia tổng thể ở những mức hiện tại.
“Để mở khóa khối lượng lớn hơn, Bitcoin phải giảm xuống dưới 30.000 đô la. Dựa trên các mức khối lượng từ 20.000-30.000 (mà BTC đã chi tiêu chưa đến 3 tuần), tôi sẽ không mong đợi nó phù hợp với hồ sơ khối lượng đã thấy vào tháng 5 năm ngoái, tuy nhiên nó vẫn sẽ nổi bật so với khối lượng hiện tại”.
Trong khi đó, vào cuối tuần qua, các dự đoán cho rằng giá sẽ có chuyến đi ngắn hạn xuống 35.000 đô la.
Sức mạnh đô la Mỹ tiếp tục gây áp lực
Tháng 4 đã qua, nhưng chỉ số đô la Mỹ (DXY) vẫn vững chắc.
DXY hợp nhất duy nhất một ngày vào ngày 29/4 và tiếp tục cố gắng breakout chứng kiến sức mạnh của đồng đô la đạt mức cao nhất kể từ năm 2002 vào ngày 2/5.
Ở mức 103,4 tính đến thời điểm viết bài, DXY không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy khả năng sụt giảm đáng kể hơn, gây thất vọng nhiều cho các Bitcoiner trước sự tương quan nghịch đảo.
Biểu đồ nến DXY 1 tháng | Nguồn: TradingView
“Hiện tại, mối quan hệ nghịch đảo giữa Bitcoin và DXY cho thấy nếu chỉ số duy trì trên mức kháng cự DXY 102, điều này có thể làm suy yếu Bitcoin và đẩy giá quay trở lại khu vực 35.000 đô la hoặc thấp hơn, đặc biệt nếu DXY tăng có thể là do thắt chặt chính sách tiền tệ”, bản tin Uncharted mới nhất của công ty phân tích on-chain Glassnode giải thích.
Trong trường hợp DXY vượt qua mốc 102, có khả năng chỉ số sẽ tăng thêm nếu quyết định tăng lãi suất của Fed trở thành hiện thực.
“Sự phát triển của USD phụ thuộc nhiều vào đường lối hành động của Fed. Lạm phát gia tăng và tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào đầu tháng 5 có thể tăng thêm sức mạnh cho DXY”, Glassnode nói thêm.
Các loại tiền tệ lớn khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng cùng với tiền điện tử trong những tuần gần đây, đặc biệt là đồng yên Nhật. Không giống như Hoa Kỳ, Nhật Bản tiếp tục in lượng lớn thanh khoản, làm mất giá nội tệ của họ hơn nữa.
Nguồn cung kém thanh khoản cho thấy tia hy vọng sau khi giá giảm đáng kể
Tuần trước đã chứng kiến một kỷ lục mới về tỷ lệ nguồn cung Bitcoin không hoạt động trong ít nhất một năm – 64%.
Những địa chỉ này thuộc về các hodler dày dạn kinh nghiệm hoặc ít nhất là những người đã mua trước mức đáy tháng 7/2021 gần 28,000 đô la. Do đó, họ quyết tâm chưa đầu hàng.
Theo chỉ báo “Thay đổi nguồn cung kém thanh khoản” của Glassnode, những tuần gần đây chứng kiến số liệu này của nguồn cung BTC tăng mạnh. Nguồn cung kém thanh khoản là những Bitcoin hiện không còn có sẵn để mua.
Kết quả là Thay đổi nguồn cung kém thanh khoản đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuối năm 2020 khi BTC bắt đầu có dấu hiệu “sốc cung” vì mọi người tham gia thị trường đổ dồn mua tài sản mà vốn dĩ được “hodl” vững chắc.
“Chỉ báo này đang đạt đến đỉnh cao nhất, mà chúng tôi cũng đã thấy vào năm 2020 (tăng dần). Cuối cùng, có số lượng lớn coin “kém thanh khoản”, làm tăng thêm khả năng xảy ra sốc cung”, Michaël van de Poppe cho biết.
Tiếp tục, Van de Poppe lập luận rằng chỉ báo này “nói lên rất nhiều điều” và thậm chí có thể làm giảm một số nỗi sợ hãi khi BTC giảm xuống 30.000 đô la.
“Đúng vậy, thị trường vẫn có thể tạo ra đáy thấp hơn mới, trong đó thị trường gấu tiếp tục (tương đối, thị trường gấu altcoin hiện đã hoạt động trong một năm, có nghĩa là bán lẻ biến mất) và có thể đạt mức 30.000 đô la. Nhưng về cơ bản, dữ liệu nói lên rất nhiều điều”.
Biểu đồ thay đổi nguồn cung kém thanh khoán của Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Tâm lý tiền điện tử “vượt qua” các yếu tố vĩ mô
Trong hoàn cảnh hiện tại, tâm lý tiền điện tử tăng cao hơn trong tuần này, ngay cả khi tâm lý thị trường truyền thống vẫn còn lo lắng.
Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử đạt mức thấp nhất trong hai tuần là 20/100 vào tuần trước nhưng hiện đã thoát khỏi vùng “sợ hãi tột độ”.
Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me
Ở vị trí 28/100, chỉ số hiện thậm chí còn cao hơn thị trường tài chính truyền thống đo được là 27/100 vào ngày 2/5.
Chỉ số sợ hãi & tham lam | Nguồn: CNN
Nếu tiền điện tử tiếp tục thực hiện tốt chức năng của nó trước đồng loạt các động thái sắp tới của thị trường, có thể các dữ liệu sẽ đưa ra tín hiệu cứu trợ.
Mức 28/100 đánh dấu giá trị tốt nhất kể từ ngày 17/4.
Nguồn: Tapchibitcoin
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK