Thứ sáu (8/4), hội đồng EU cho biết họ sẽ loại bỏ toàn bộ các kẽ hở trong việc sử dụng tài sản kỹ thuật số từ phía Nga nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt thông qua việc ban hành lệnh “cấm cung cấp dịch vụ tiền điện tử có giá trị cao” cho quốc gia này. Hành động trên là một trong ba biện pháp tài chính mà Ủy ban châu Âu đề xuất cùng với việc cấm giao dịch và đóng băng tài sản có liên quan đến bốn ngân hàng lớn của Nga, đồng thời loại bỏ việc tư vấn về quỹ tín thác cho giới tinh hoa nước này.

Đáng chú ý, vào ngày 7/4, thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã tuyên bố rằng người Nga đang sở hữu hơn 130 tỷ USD tiền điện tử, sánh ngang với lượng vàng mà nước này đang dự trữ (khoảng 140 tỷ USD tính đến tháng 3/2022). 

Mặc dù không rõ liệu công dân Nga và các ngân hàng có tên trong danh sách các lệnh trừng phạt liệu có đang sử dụng tiền điện tử để "né" những hạn chế này hay không, tranh cãi giữa nhiều nhà lập pháp và cơ quan quản lý vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt.

5 gói trừng phạt Nga mà EU đã công bố

Tại Hoa Kỳ, Bộ Tài chính đã cảnh báo các công ty và cá nhân không được tạo điều kiện cho các giao dịch tiền điện tử thực hiện từ Nga.

Cần lưu ý rằng việc xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga sang các quốc gia thành viên EU vẫn là nguồn thu nhập chính của nước này. Gói hạn chế từ Hội đồng Liên minh châu Âu bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than của Nga nhưng không đề cập đến dầu hoặc khí đốt. Tuy nhiên, vào ngày 7/4, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ nước này, chiếm khoảng 2% nguồn cung của Hoa Kỳ so với mức trung bình 20% trên toàn châu Âu.

Theo Cointelegraph

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK