Xóa bỏ ETH 2.0

Ethereum 2.0 là gì? 3 giai đoạn để hoàn thành Ethereum 2.0 | Binance Blog

Ethereum Foundation đã khẳng định trên blog rằng sẽ không đặt tên các nâng cấp đang diễn ra trên blockchain là ETH 1.0 hay ETH 2.0 nữa, mà thay vào đó sẽ gọi là ‘lớp thực thi’ và ‘lớp đồng thuận’. Nghĩa là ETH 1.0, mạng đồng thuận vận hành theo cơ chế Proof-of-Work (PoW), sẽ được đổi tên thành ‘lớp thực thi’ (execution layer). Còn ETH 2.0 sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS) sẽ được gọi là ‘lớp đồng thuận’ (consensus layer).

Các nhà phát triển Ethereum đã và đang làm việc để nâng cấp cơ chế PoW hiện tại nhằm hợp nhất nó với chuỗi PoS. Quá trình này dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm nay.

Với cơ chế Proof-of-Stake sắp ra mắt, Ethereum sẽ không còn phụ thuộc vào quá trình khai thác các đồng tiền mới tiêu tốn quá nhiều năng lượng, thay vào đó, các validator sẽ phải stake ETH thì mới có thể xác minh các giao dịch.

Lý do đổi tên

ETH thay đổi tên nhằm giảm thiểu sự nhầm lẫn và quan niệm sai lầm liên quan đến ETH1 và ETH2. Một số người dùng ban đầu sẽ nghĩ rằng ETH1 có trước và ETH2 có sau, hoặc ETH1 sẽ ngưng hoạt động khi ETH2 đi vào hoạt động. Cả hai đều là những nhầm lẫn nghiêm trọng. Bằng cách loại bỏ thuật ngữ trên, đội ngũ ETH đang giúp tất cả người dùng trong tương lai có định nghĩa đúng đắn hơn về nền tảng.

Dưới định nghĩa mới, ETH1 và ETH2 sẽ được gọi chung là Ethereum, còn các tính năng riêng biệt như chuỗi beacon, hợp nhất hay chia sẻ chuỗi sẽ gọi là ‘bản nâng cấp’.

Ngoài ra, việc đổi tên còn giúp ngăn chặn lừa đảo và minh bạch về lộ trình phát triển ETH. Các scammer thường lừa người dùng tin rằng họ cần nâng cấp từ cơ chế đồng thuận hiện tại lên ETH 2.0 khiến người dùng bối rối và mất tiền oan.

Bản cập nhật của Ethereum’s Arrow Glacier

Ethereum's Arrow Glacier upgrade delays Difficulty Bomb until June 2022 |  CryptoSlate

Gần đây, Ethereum đã triển khai bản cập nhật Arrow Glacier, được thiết kế để trì hoãn ‘Difficulty Bomb’ - một đoạn code cũ khiến việc khai thác trên Ethereum chậm và ít sinh lời hơn.

Dự kiến ​​rằng sau khi Ethereum chuyển sang cơ chế PoS, ‘Difficulty Bomb’ sẽ không còn tồn tại trên mạng nữa vì các validator sẽ yêu cầu ít năng lượng tính toán hơn để xác minh giao dịch.

Nhìn chung, sau khi hoàn thành bản nâng cấp cuối cùng, mạng sẽ mang khả năng mở rộng, bảo mật và bền vững hơn giống như hầu hết các đối thủ hiện tại của nó.

 Theo: Cryptoslate

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK