Cựu quan chức của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Jason Brett, đã công bố một bài báo đề cập tới hơn 50 dự luật tiền điện tử được đệ trình trên Quốc hội có tác động đến chính sách tiền điện tử, blockchain và tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC). Các dự luật đều được công bố trên trang web LegiScan.

Các dự luật bao gồm 6 khía cạnh: thuế tiền điện tử; CBDC; sự rõ ràng về tiền điện tử cũng như việc xử lý theo quy định đối với tài sản kỹ thuật số và chứng khoán tài sản kỹ thuật số; hỗ trợ công nghệ blockchain và việc trừng phạt, ransomware và các tác động liên quan đến việc sử dụng blockchain hoặc tiền điện tử của Trung Quốc hoặc Nga; quyền truy cập và giới hạn sử dụng tiền điện tử của các quan chức Mỹ.

Các dự luật liên quan đến tiền điện tử được đề xuất

Theo Brett, HR 3684 - dự luật về thuế tiền điện tử - có một số điểm gây tranh cãi vì nó có thể yêu cầu cá nhân và công ty khai thác tiền điện tử phải đóng thuế bằng tiền pháp định đối với tài sản tiền điện tử không có tính thanh khoản.

Tuy nhiên, chưa rõ chính phủ có thể thực thi một khoản thuế như vậy bằng cách nào hoặc làm thế nào các thợ đào và lập trình viên sẽ báo cáo thông tin cần thiết cho cơ quan thuế.

Ngoài ra, Hạ nghị sĩ Tom Emmer từng giới thiệu dự luật Safe Habor for Taxpayer 2021 (HR 3273) để bảo vệ các nhà đầu tư nhận tài sản từ chuỗi trải qua quá trình fork. Dự luật HR 3273 sẽ bao gồm mọi đồng tiền mới được phát hành trong đợt fork được đề xuất của mạng Terra LUNA.

Quốc hội cũng đưa ra một dự luật để nghiên cứu tiềm năng triển khai CBDC, tập trung vào tính bao trùm, khả năng tiếp cận, sự an toàn, quyền riêng tư, sự thuận tiện, tốc độ và cân nhắc giá cả cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, tác động của CBDC đối với chính sách tiền tệ, hệ thống tài chính toàn cầu.

Các dự luật khác đề cập đến tác động của việc các ngân hàng trung ương chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền pháp định (legal tender), giảm sự tiếp xúc CBDC với công chúng và sử dụng đồng CBDC như một phương pháp để phân phối các gói kích thích.

Một số dự luật được đưa ra nhằm làm rõ các thuật ngữ liên quan đến các nhà phát triển blockchain, chứng khoán tài sản kỹ thuật số, khả năng thao túng giá của các loại tiền điện tử.

Tòa nhà quốc hội Mỹ tại đồi Capitol ở thủ đô Washington. Ảnh: AP.

Những dự luật tiền điện tử đã được thông qua

Hai dự luật được thông qua liên quan đến tiền điện tử là S.1605 và H.R.2471. Dự luật “National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2022” (S.1605) đề cập đến tiền điện tử trong bản cập nhật cho “Chiến lược Quốc Gia Chống Khủng bố và Vi phạm Tài chính”. Dự luật thứ hai là “Consolidated Appropriations Act 2022,” liên quan đến tình hình ở Ukraine. Dự luật quy định rằng:

“Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia sẽ cung cấp cho các ủy ban tình báo của quốc hội một bản tóm tắt về tính khả thi và lợi ích của việc đào tạo về tiền điện tử, công nghệ blockchain”.

Điều này cho thấy Quốc hội mong muốn được giáo dục tốt hơn về những lợi ích tiềm năng của công nghệ blockchain. Nhìn chung, số dự luật về tiền điện tử được đưa ra trong Quốc hội tăng lên không có nghĩa chúng đều ủng hộ tiền điện tử. Tuy nhiên, ta sẽ không thể đạt được tiến bộ nếu các quan điểm đa chiều về tiền điện tử không được thảo luận.

Theo Cryptoslate

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK