Đây là căn bệnh không chỉ tạo ra gánh nặng về tài chính và thể chất cho người bệnh lẫn người nhà mà nó còn ảnh hưởng tới mắt cảm xúc của bệnh nhân lẫn người trong gia đình. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, căn bệnh này không phải là 'hết đường cứu' nhưng điều tiên quyết là bạn phải phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

Chỉ có điều, số lượng người phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm hoặc mới chớm không nhiều. Đôi khi, cơ thể đã gửi ra những 'tín hiệu' cảnh báo nhưng chúng ta lại bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Vì phán đoán sai mà bỏ qua giai đoạn vàng chữa bệnh. Vậy nên, mọi người ạ, thà chúng ta tốn ít tiền đi khám ngay khi có triệu chứng còn hơn là mặc kệ, đến lúc phát hiện ở giai đoạn nặng thì có núi vàng núi bạc cũng hết mà thôi.

Mình đọc trên báo thấy có nói tới những dấu hiệu cảnh báo bệnh K thông qua việc uống nước. Trước giờ chúng ta vẫn để ý tới chuyện ăn mà ít khi quan tâm đến việc uống. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để quan sát chính mình xem có dấu hiệu nào không. Nếu có thì dù chỉ 1 thôi cũng nên đi khám ngay nhé.

hình ảnh

Mọi người nên chú ý các dấu hiệu của bản thân khi uống nước. Ảnh minh họa, nguồn: TN

Khó nuốt

Một số người sau khi uống nước thì phát hiện mình rất khó nuốt khiến nước nhanh chóng quay trở lại khoang miệng. Thậm chí là nôn mửa. Phải biết rằng, nước là chất lỏng nên rất dễ trôi vào bên trong. Thế nhưng nếu bạn đến nước mà cũng thấy nuốt khó thì hãy cẩn trọng với bệnh K thực quản. 

Đau bụng, bụng phình to bất thường

Sau khi uống nước, chúng ta sẽ cảm thấy no hơn nên có thể bụng sẽ to hơn là điều bình thường. Song, nếu bạn uống xong lại thấy đau bụng kèm bụng to bất thường (nghĩa là to hơn những ngày trước đó) thì nên lưu tâm. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, K gan. 

Phù nề toàn thân

Tình trạng phù nề toàn thân sau khi uống nước có liên quan tới hoạt động của thận. Khi thận khỏe mạnh thì dù bạn có uống nhiều nước, nó cũng sẽ nhanh chóng lọc thải và đẩy nước dư thừa ra ngoài. Song, nếu thận bắt đầu bị hư hao, có vấn đề thì sẽ không kịp lọc thải hết được và dẫn tới tình trạng phù nề. Thận yếu, thận có khối u không chỉ ảnh hưởng tới quá trình đào thải độc tố mà còn khiến nước bị ứ lại. Từ đó dẫn tới rối loạn điện giải và gây phù nề.

Đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu

Thường thì sau khi uống nước trong một khoảng thời gian nhất định, thận sẽ tiến hành lọc thải nước và đưa ra ngoài qua hệ bài tiết. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ ngày. Song, nếu thận có vấn đề thì khả năng lọc thải không tốt sẽ dẫn tới tình trạng tiểu ít dù mới uống nước.

Ngoài ra, nếu bạn đi tiểu quá ít thì hãy cảnh giác vì có khả năng cơ thể bạn đang thiếu nước nghiêm trọng, cần bổ sung nước ngay. Bởi thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

hình ảnh

Khi có điều bất thường, bạn nên đi khám ngay. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Bị đắng miệng

Theo lẽ thường, khi uống nước chúng ta sẽ thấy thoải mái và 'đã' khát. Song, nếu thường xuyên cảm thấy đắng miệng khi uống nước thì bạn không nên chủ quan. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm gan, viêm mật... thậm chí là K. 

Các chuyên gia cho biết: Người có khối u ác tính thường bị mất cảm giác với đồ ngọt và đồ đắng. Lý do tới từ sự thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của người bệnh. 

Ngoài đắng miệng, bệnh nhân cũng sẽ thấy mệt mỏi, sụt cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao...

Khi nuốt sờ thấy khối u ở cổ

Khi chúng ta uống và nuốt nước, phần thanh quản sẽ có xu hướng hơi lộ ra phía trước. Điều này giúp chúng ta có thể quan sát rõ hơn về tuyến giáp. Từ đó mà có thể nhận ra những bất thường nếu có khối u ở cơ quan này.

Theo đó, nếu trong khi nuốt, bạn thấy có khối u hay thứ gì đó lồi lên ở cổ thì hãy dùng tay chạm thử. Nếu chạm thử mà là những nốt sưng hình tròn thì hãy gặp bác sĩ để kiểm tra xem có phải khối u tuyến giáp không nhé.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK