Dữ liệu của Chainalysis đã chỉ ra rằng 4.068 cá voi tội phạm (khoảng 4% tổng số cá voi Crypto) đang năm giữ hơn 25 tỷ đô la tiền điện tử.
Công ty phân tích blockchain định nghĩa cá voi tội phạm là bất kỳ ví cá nhân nào chứa tiền điện tử trị giá hơn 1 triệu đô la với hơn 10% số tiền nhận được từ các nguồn bất hợp pháp gắn với các hoạt động như lừa đảo, gian lận và phần mềm độc hại.
Dữ liệu lấy từ phần “Số dư bất hợp pháp” của “Báo cáo tội phạm tiền điện tử”, khám phá hoạt động tội phạm trên các blockchain từ năm 2021 đến đầu năm 2022. Báo cáo được thực hiện trên phạm vi rộng, bao gồm các chủ đề như ransomware, phần mềm độc hại, thị trường darknet và các NTF có liên quan đến tội phạm.
“Nhìn chung, Chainalysis đã xác định được 4.068 cá voi tội phạm đang nắm giữ hơn 25 tỷ đô la tiền điện tử. Cá voi tội phạm đại diện cho 3,7% tổng số cá voi tiền điện tử - tức là các ví cá nhân chứa tiền điện tử trị giá hơn 1 triệu đô la”
Dữ liệu cho thấy 1.374 số cá voi đã nhận được từ 10% đến 25% trong số dư của họ từ các nguồn bất chính, trong khi 1.361 số cá voi có từ 90% đến 100%. Những người có số dư từ 25% đến 90% quỹ bất hợp pháp có tổng cộng là 1.333.
Theo báo cáo: “Trong khi các khoản tiền bị đánh cắp chiếm phần lớn trong tổng thể số dư của những kẻ xấu, thị trường darknet trở thành nguồn cung cấp tiền bất hợp pháp lớn nhất đối với các cá voi tội phạm, các vụ lừa đảo là nguồn cung lớn thứ hai và số tiền bị đánh cắp xếp thứ ba”.
Các hoạt động giao dịch bất hợp pháp
Về hoạt động giao dịch bất hợp pháp, báo cáo tiết lộ rằng các nguồn phạm pháp đã nhận được hơn 14 tỷ đô la vào năm 2021, đánh dấu mức tăng khổng lồ, hơn 79% so với mức 7,8 triệu đô la được thấy vào năm 2020. Phần lớn trong con số 14 tỷ đô la đó là do lừa đảo, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, các vụ gian lận liên quan đến Tài chính phi tập trung (DeFi) được coi là nguyên nhân chính của vụ lừa đảo trị giá 2,8 tỷ đô la.
Trộm cắp cũng tăng 516%, chiếm tới 3,2 tỷ đô la trong hoạt động giao dịch bất hợp pháp, với lĩnh vực DeFi một lần nữa lại được quan tâm.
Về mặt tích cực, Chainalysis chỉ ra rằng tất cả khối lượng giao dịch bằng đô la Mỹ vào năm 2021 đạt tổng giá trị khoảng 15,8 nghìn tỷ đô la, với các nguồn bất hợp pháp chỉ chiếm 0,15% trong số đó, giảm so với 0,34% của năm trước.
“Tội phạm đang ngày càng trở thành một phần nhỏ hơn của hệ sinh thái tiền điện tử. Khả năng của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc chống lại tội phạm tiền điện tử cũng đang được nâng cao. Chúng tôi đã thấy một số ví dụ về điều này trong suốt năm 2021, từ việc nộp đơn tố cáo CFTC đối với một số vụ lừa đảo đầu tư cho đến việc FBI loại bỏ chủng ransomware REvil đang phát triển đến việc OFAC xử phạt Suex và Chatex”.
Theo CoinTelegrap
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK